Page 107 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 107

Hình 4.20. Cấu trúc một nam châm vĩnh cửu
                        + Nam châm điện trở kháng : Máy cộng hưởng từ có thể sử dụng các nam
               châm điện là các nam châm có từ 4 đến 6 cuộn dây lớn bọc đồng hoặc dây nhôm.
               Những cuộn dây này hoạt động rất mạnh do nguồn cung cấp một chiều có công suất
               lớn (40 đến 100KW), một solenoid được cuốn lại từ dây đồng là xoay chiều với nam
               châm vĩnh cửu. Nam châm này có giá thành thấp, nhưng cường độ từ trường vẫn hữu
               hạn và rất kém ổn định. Trở kháng của những cuộn dây này sẽ làm cho vật liệu nóng
               lên, do đó cần phải sử dụng dòng nước lạnh qua cuộn dây để ngăn chặn quá nhiệt. Sự
               tởa nhiệt tăng nhanh theo cường độ trường, do đó không thể sử dụng một nam châm
               điện trở có cường độ từ trường từ 0.15 đến 0.3T cho tạo ảnh cộng hưởng từ. Hiện
               nay, các nam châm điện trở, ít khi được sử dụng, trừ những ứng dụng chỉ cần cường
               độ trường rất thấp (0.02 đến 0.06 T). Nam châm điện đòi hởi một năng lượng điện
               đáng kể khi hoạt động vì vậy sẽ làm tăng giá thành. Trong thực tế, dung sai chế tạo
               và trạng thái không ổn định của từ trường có nguyên nhân từ từ trường bên ngoài, ví
               như lưới thép trong hệ thống quấn quanh nam châm, làm tăng thêm tính không đồng
               nhất của từ trường trong vùng tạo ảnh. Giảm tính không đồng đều bằng cách sử dụng
               các từ trường đệm. Một phương pháp đạt được là phương pháp đệm chủ động (active
               shimming) tức sử dụng thêm các cuộn dây (các cuộn dây điện trở, các cuộn dây siêu
               dẫn, hoặc một số loại khác). Khi nam châm được lắp đặt, từ trường sẽ được xác định
               chính xác để chèn các cuộn dây và dòng điện trong các cuộn dây chèn là được điều
               chỉnh để xóa bở hoàn toàn những số hạng trong khai triển hàm điều hòa tới các số
               hạng  có  bậc  cao  hơn. Phương  pháp  khác  là  đệm  bị  động  (passive  shimming), tận
               dụng các nam châm vĩnh cửu nhỏ đặt tại các vị trí thích hợp dọc theo bên trong vách
               của lõi nam châm để xóa bở hoàn toàn hết các lỗi từ trường. Thiết kế này đã trở lên
               lạc hậu



















                                                             107
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112