Page 101 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 101

độc hại nhưng làm bởng da khi tiếp xúc. Khi kiểm soát không đúng hay hệ thống
               hỏng, dung dịch Hêli có thể thoát ra và hoá hơi ngay do nhiệt độ sôi của Hêli rất thấp
                     0
               (-269 C). Khí Hêli lan toả rất nhanh trong phòng và thay thế khí ôxy trong không khí.
               Biểu hiện có khí Hêli là có cảm giác tê cóng và/hoặc nghẹt thở.
                     Phần cơ thể tiếp xúc với không khí hoặc bị không khí thấm qua có thể bị tổn
               thương do khí Hêli trong không khí. Dung dịch Hêli sẽ ngưng đọng trên da và gây
               “cháy da”. Mắt là cơ quan sẽ bị tổn thương nặng nhất. Khi có hiện tượng này, cần cởi
               bở quần áo một cách cẩn thận, rửa nhẹ phần da tổn thương bằng nước, che bằng gạc
               tiệt trùng và nhanh chóng gọi bác sỹ, chú ý không được chà xát, xoa bóp vùng da bị
               tổn thương.
                     Khí Hêli thoát ra không khí sẽ thay thế vị trí của ôxy. Khi hàm lượng ôxy trong
               không khí xuống dưới 11% sẽ  cản trở hô hấp của người. Trong trường hợp này, ngay
               lập tức đưa các nhân viên bị ngất ra chỗ thoáng khí, cứu tỉnh và nhanh chóng gọi bác
               sỹ.
               1.3.5. Một số quy tắc an toàn khác
               -  Bệnh nhân có tóc dài cần đội mũ chụp hay buộc dây...do tóc có thể mắc vào phần
               đầu bàn bệnh nhân. Để tránh bị thương, cánh tay của bệnh nhân cần được giữ bằng
               dây băng để không bị mắc giữa bàn và thành khoang chụp, đặc biệt với các bệnh
               nhân hiếu động hay bị chấn thương. Chỉ đưa bàn bệnh nhân vào hoạt động bằng nút
               dịch chuyển bàn khi đã kiểm soát được là không có điểm nào gây tổn thương khi bàn
               dịch chuyển. Phần đuôi bàn được làm bằng cao su để tránh gây tổn thương cho nhân
               viên.
               -  Tuyệt đối không bật lửa, không hút thuốc trong phòng chụp. Khi xảy ra sự cố cháy,

               cần nhanh chóng sử dụng các thiết bị cứu hoả: bình CO 2 (không có từ tính), các vật
               dụng sẵn có: chăn, khăn, quần áo, túi...để dập lửa.
               1.3.6. Theo dõi bệnh nhân trong quá trình chụp
                     Việc theo dõi bệnh nhân trong quá trình chụp hết sức cần thiết. Đặc biệt, đối với
               các bệnh nhân bị tổn thương nặng, bất tỉnh hay rất yếu cần theo dõi các dấu hiệu
               sống: sóng điện tim, nhiệt độ, sự bão hoà ôxy của máu trong động mạch, huyết áp,
               dung lượng trao đổi khí và phân tích khí thở ra.
                     Khi có biểu hiện xấu, ngay lập tức dừng chụp và đưa bệnh nhân ra khỏi phòng
               chụp để xử trí, trừ khi có các thiết bị cấp cứu được phép làm việc trong phòng chụp.
               Không đưa bình ôxy, máy điều hoà nhịp tim và các thiết bị cấp cứu khác vào phòng
               chụp.
                     Khi không che chắn đảm bảo, các thiết bị điện tử theo dõi bệnh nhân có thể phát
               ra sóng vô tuyến nhiễu xạ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng ảnh. Từ trường biến
               thiên nhanh có thể gây ra sự cố đối với các thiết bị theo dõi. Chú ý cần sử dụng các
               thiết bị theo dõi phù hợp và tuân thủ đúng các quy định của nhà sản xuất.
               1.4. Quy tắc an toàn đối với thiết bị
                     Các túi chứa chất làm lạnh phải được bảo quản an toàn ở vị trí phía trên và có
               thiết bị bảo vệ chống nguy hiểm. Không được bố trí ở vị trí gây cản trở đến lối thoát
               khẩn cấp và hành lang. Chúng phải được các nhân viên chuyên môn kiểm tra thường
               xuyên theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và tiến hành bổ sung, thay thế khi cần
               thiết. Chỉ sử dụng các túi không có hoạt động từ trong phòng chụp, phải đảm bảo đưa
               tất cả các túi ra khỏi phòng chụp trước khi bắt đầu chụp cho bệnh nhân.



                                                             101
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106