Page 100 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 100
- Cách bố trí nút tắt nam châm như sau: một nút ở trong phòng chụp bên cạnh cửa ra
vào, một nút trong phòng nam châm bên cạnh cửa ra vào và một nút trong phòng điều
hành, tại hộp báo hiệu trên bàn điều khiển.
- Khi ấn nút tắt nam châm, chất làm lạnh Hêli thoát ra và bốc hơi nhanh chóng, nhiệt
độ bảo đảm cho chất siêu dẫn trong nam châm không được duy trì. Để tránh nguy
hiểm, không sờ vào lỗ thoát Hêli, lau sạch các hạt nhỏ ngưng tụ trên lỗ thoát.
1.3.2. Quy định liên quan đến từ trường
Hệ thống sử dụng nam châm siêu dẫn với từ trường mạnh, có thể gây ra một số
nguy hiểm sau:
- Tác động lực từ lên các vật sắt từ như chìa khoá, các thiết bị trong bệnh viện như
thiết bị vật lý trị liệu, bình gas, kẹp giấy, bút bi.... Lực này tỷ lệ với trọng lượng vật
và khoảng cách giữa vật và nam châm. Do đó, các vật sắt từ đưa vào gần nam châm
sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, nhân viên và những người khác.
- Tác động lên các vật kim loại và thiết bị cấy ghép kim loại. Lực tác động sẽ làm
các thiết bị này chuyển động tương đối ra ngoài da gây ra tổn thương, chẳng hạn đối
với hậu môn nhân tạo đóng mở bằng từ tính, thận nhân tạo, van tim nhân tạo có phần
kim loại và các thiết bị khác như kẹp mạch, khíp hông, vít xương, răng hàn.... Trong
các thiết bị lớn, dòng điện xoáy đủ mạnh xuất hiện do từ trường biến đổi có thể làm
tăng nhiệt độ từng phần của thiết bị, kể cả trong các thiết bị bằng kim loại không có
từ tính.
- Ảnh hưởng đến các thiết bị cấy ghép điện từ. Từ trường biến thiên có thể gây nhiễu
đối với thiết bị cấy ghép điện cơ như máy điều hoà nhịp tim, máy bơm thuốc...
- Ảnh hưởng sinh học: phát sinh bởi cả từ trường tĩnh và từ trường biến thiên. Khi
hoạt động, ảnh hưởng sinh học của thiết bị thường ở mức chấp nhận được, không
gây tổn thương.
Do đó, cần tuân thủ đúng các quy định sau:
- Không đeo vật có từ tính, chẳng hạn như đồng hồ, cặp tóc... hay để bút bi, bút máy,
kéo, cắt móng tay... trong túi.
- Không để thiết bị hồi sức như bình Oxy, máy khử rung tim... trong phòng chụp.
- Không sử dụng xe đẩy bệnh nhân hay giường bệnh làm bằng chất sắt từ.
- Cần bố trí vùng cấm để ngăn chặn các tổn thương xảy ra.
1.3.3. Quy định liên quan đến sóng vô tuyến
Trong quá trình phát xạ, cơ thể sẽ hấp thụ năng lượng sóng vô tuyến. Năng
lượng hấp thụ được đo bằng tốc độ hấp thụ riêng (Specific Absorption Rate - SAR),
đó là năng lượng hấp thụ trên 1kg trọng lượng cơ thể.
SAR = Năng lượng sóng vô tuyến / giây / kg trọng lượng cơ thể = [W/kg]
Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khi SAR vượt quá khả năng điều chỉnh thân nhiệt
của cơ thể. Giới hạn của SAR tuỳ thuộc vào bộ phận cần chụp. Tỷ lệ này đối với toàn
thân phải nhỏ hơn 0,4W/kg. Đối với phần đầu trung bình phải nhỏ hơn 3,2W/kg. Các
dãy xung không được làm tăng nhiệt độ cơ thể lên quá 1 C và không lớn hơn 38 C
0
0
0
đối với đầu, 39 C đối với thân và 40 C đối với tứ chi.
0
Cần nắm được trọng lượng bệnh nhân trước khi chụp và trong quá trình chụp
phải liên tục theo dõi chỉ số SAR nhờ hệ thống kiểm soát.
1.3.4. Quy tắc an toàn liên quan đến chất làm lạnh
Chất làm lạnh được sử dụng để duy trì tính siêu dẫn cho nam châm ở đây là
dung dịch Hêli. Đây là dung dịch không màu, không mùi, không vị, khó cháy, không
100