Page 100 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 100
- Tháo bỏ các vật dụng có tính cản quang ở vùng chụp để tránh nhiễu
ảnh.
- Tham khảo thêm một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh nhân (tiền sử dị ứng, suy thận...), từ đó định hướng có cần thiết phải
chụp thuốc cản quang hay không.
- Nên thu thập một số thông tin khác nếu có (như siêu âm, nội soi, chụp
bụng không chuẩn bị, các xét nghiệm...).
9.3. Tư thế người bệnh
- Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên bàn chụp, hai chân duỗi thẳng, hai
tay giơ cao đặt cạnh đầu.
- Các lớp cắt được thực hiện vào thời điểm nín thở sau hít vào một cách
thống nhất để vị trí các tạng ít bị thay đổi vị trí.
9.4. Các thông số kỹ thuật
- Cắt xoắn ốc.
- Tạo ảnh định khu trên mặt phẳng trán.
- Vùng cắt lớp từ sát trên vòm hoành tới khớp mu (40-50cm đầu-đuôi).
- Độ dày lớp cắt: tùy theo máy và các thông số tái tạo ảnh.
- Bước chuyển bàn: 0,7 – 1,3.
- Điện áp: 80-120 kV (tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân).
- Điện tích: 80- 100 mAs (tùy theo cân nặng của bệnh nhân).
- Trường nhìn: 25 – 35 cm.
- Tái tạo: tối đa 1,25 – 2,5 mm tùy theo máy và số bộ cảm biến
(detector), tái tạo mỏng hơn nếu có dựng ảnh 3D, MPR...
- Độ lọc (filtre) tái tạo: chuẩn.
- Đặt cửa sổ:
+ WL: 500 HU; WW: 1400 HU để đánh giá đại tràng.
+ WL: 40 HU; WW: 400 HU để đánh giá khoang ổ bụng, tiểu khung.
- Thăm khám trên 3 mặt phẳng: chụp các lớp 2.5 – 5mm kế tiếp nhau.
+ Trên 2D với MPR ngang, đứng ngang và đứng dọc.
+ Trên 3D: nội soi ảo.
9.5. Thuốc cản quang
100