Page 60 - Kiểm nghiệm thuốc
P. 60
T I
trong đó:
I là cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi đã truyền qua dung dịch;
Io là cường độ ánh sáng đơn sắc tới;
T là độ truyền quang.
Ngoại trừ sự có mặt của các yếu tố lý - hóa học khác, độ hấp thụ A tỷ lệ với độ dài
quang trình d của ánh sáng truyền qua dung dịch (bề dày lớp dung dịch) và nồng độ
c của dung dịch chất khảo sát. Sự phụ thuộc này được biểu thị bằng phương trình:
A = C d
trong đó :
là độ hấp thụ mol
d được biểu thị bằng cm và
C biểu thị bằng mol/lít.
Độ hấp thụ của dung dịch chất tan ở nồng độ 1% (kl/tt) hay 10 g/l trong một
cốc đo có chiều dày 1 cm và đo ở một bước sóng xác định là độ hấp thụ riêng của
chất tan và được ký hiệu là A (1 %, 1 cm). Độ hấp thụ riêng của chất tan được tính
bằng công thức:
10
A (1%, 1 cm) =
M
trong đó : M là khối lượng phân tử của chất thử.
Độ hấp thụ riêng của một chất trong một dung môi xác định và đo ở một
bước sóng xác định là một đặc tính của chất đó. Trừ những chỉ dẫn khác trong chuyên
luận riêng, người ta đo độ hấp thụ ở độ dài sóng quy định và sử dụng quang trình dài 1
cm ở 20 ± 1°C.
Các phép đo được tiến hành so sánh với dung môi hoặc với hỗn hợp dung môi
đã dùng để chuẩn bị mẫu thử. Độ hấp thụ của dung môi hoặc hỗn hợp dung môi đo
đối chiếu với không khí không được vượt quá 0,4 và tốt nhất là dưới 0,2.
Phổ hấp thụ là đường biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang D/ độ hấp thụ
A (hoặc hệ số hấp thụ ) của chất nghiên cứu vào bước sóng ánh sáng. Ví dụ, một
56