Page 59 - Kiểm nghiệm thuốc
P. 59
Đỏ: 760 – 630 nm
Cam: 630 – 600 nm
Vàng: 600 – 570 nm
Lục: 570 – 500 nm
Lam: 500 – 450 nm
Chàm: 450 – 430 nm
Tím: 430 – 400 nm
Như vậy, ánh sáng tự nhiên là ánh sáng đa sắc. Trong thực tế, ánh sáng
tự nhiên là ánh sáng trắng (không màu) vì các tia sáng phụ nhau từng đôi một
(nghĩa là mỗi bước sóng đều có một bước sóng phụ hoạ để hoà thành ánh sáng
trắng) gọi là các cặp màu phụ nhau (hay bổ xung nhau).
Ví dụ: Cặp màu phụ nhau:
Đỏ – xanh lục
Da cam – lục xanh
Vàng – xanh (lam)
Lục vàng – tím
Lục - đỏ tía
Khi chiếu ánh sáng vào vật, vật sẽ hấp thụ ánh sáng nhưng sự hấp thụ có
chọn lọc nghĩa là có tia bị hấp thụ nhiều, có tia bị hấp thụ ít, do đó phần ánh sáng
phản xạ đập vào mắt người quan sát là tia phụ với tia đã bị hấp thụ và cho ta cảm
thấy màu của tia đó. Ví dụ nếu vật hấp thụ tia sáng màu vàng ta thấy vật có màu
xanh lam. Vì vậy ta nói màu của vật và màu mà vật hấp thụ là hai màu phụ nhau.
Chùm tia sáng đơn sắc là chùm tia sáng có bước sóng bằng nhau (có một bước
sóng duy nhất).
3.1.2. Xác định độ hấp thụ
Độ hấp thụ A của một dung dịch là logarit thập phân của nghịch đảo độ
truyền quang T khi cho ánh sáng đơn sắc đi qua. Nó được biểu thị bằng phương
trình:
1 I0
A = Log10 = Log10
55