Page 140 - Pháp chế dược
P. 140
* Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi thuốc và loại bỏ yếu tố vi phạm trên. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố
vi phạm thì buộc tiêu hủy sản phẩm.
3. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực dược
3.1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực dược
3.1.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 3.000.000
đồng.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
3.1.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế .
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000
đồng .
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
3.1.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
3.2. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế trong lĩnh vực dược
3.2.1. Thanh tra viên y tế khi đang thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có
quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000
đồng.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
137