Page 141 - Pháp chế dược
P. 141
3.2.2. Chánh Thanh tra Sở Y tế có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền
phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại điểm b khoản này;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;
3.2.3. Chánh Thanh tra Bộ Y tế có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;
3.3. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh
vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang
thiết bị y tế theo quy định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt
thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
của pháp luật.
- Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, cơ quan và người có thẩm quyền phải
tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp
luật.
138