Page 59 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 59
16 Tiến hành bóc rau nhân tạo
17 Thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn
18 Khâu tầng sinh môn
19 Tính điểm APGAR
20 Hồi sức sơ sinh bằng bóng hơi và thổi ngạt
21 Hỗ trợ bà mẹ cho bú ngay
22 Thực hiện chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh
23 Xác định tử cung co thắt tốt sau khi mới sinh
24 Khám trẻ sơ sinh
25 Chẩn đoán băng huyết sau sinh
26 Xử trí băng huyết sau sinh
27 Chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh và chăm sóc thích hợp ngay trẻ sơ sinh theo
hướng dẫn quốc gia
28 Chẩn đoán nhiễm trùng ở sản phụ sau khi sinh và chăm sóc ngay theo hướng
dẫn quốc gia
29 Phát hiện sản giật ở sản phụ
30 Xử trí sản giật bằng sunphat magiê
3. Khái niệm người đỡ đẻ có kỹ năng trong hệ thống y tế ở Việt Nam
Hiện nay khái niệm Người đỡ đẻ có kỹ năng chưa được phổ biến ở Việt Nam. Việt
Nam đang sử dụng chỉ số "Tỉ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế được đào tạo đỡ". Do vậy,
những cán bộ y tế (CBYT) là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh... được đào tạo về Làm
mẹ an toàn đều được tính là những CBYT được đào tạo tham gia đỡ đẻ. Ở một số vùng
miền khó khăn không có cán bộ y tế được đào tạo đỡ, khi đẻ người phụ nữ có thể được
một người không chuyên nghiệp, không qua đào tạo đỡ đẻ gọi là “mụ vườn”. Có 2 lý do
dẫn đến hiện tượng này:
- Một là không có đủ cản bộ y tế được đào tạo về những vùng miền khó khăn.
- Hai là do phong tục tập quán của một số dân tộc không đến cơ sở y tế sinh cũng
không muốn cho người lạ đỡ đẻ. Để giải quyết bài toán này, Việt Nam đang tổ
chức mô hình đào tạo “cô đỡ thôn bản” người dân tộc ở những vùng khó khăn, xa
xôi hẻo lánh để họ có thể tiếp cận với cộng đồng và chăm sóc an toàn hơn cho
người phụ nữ và gia đình.
Căn cứ “Hướng dẫn cơ bản về đào tạo và công nhận Người đỡ đẻ có kỹ năng khu
vực ASEAN”, Bộ Y tế đã có ban hành tiêu chuẩn “Kỹ năng cơ bản của Người đỡ đẻ”
kèm theo Quyết định số 3982/QĐ-BYT ngày 03/10/2014 như sau: