Page 36 - Giao trinh- Các bệnh lây qua đường tình dục
P. 36
từ mẹ sang con có thể xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai qua bánh rau -
đây là kiểu “lây truyền dọc”.
- Vai trò của bánh rau trong việc lây truyền HIV rất phức tạp và có nhiều
điểm chưa rõ. Cấu trúc và đặc điểm chức năng của bánh rau thay đổi theo
tiến triển của thai nghén. Bình thường bánh rau có cấu tạo đặc biệt, bao
gồm nhiều “màng ngăn”. Các màng ngăn này có chức năng như các “hàng
rào” bảo vệ chỉ “cho phép” một số chất của người mẹ như chất dinh
dưỡng, vitamin, khoáng chất, kháng thể đi qua để sang nuôi dưỡng bào
thai, không cho vi khuẩn, virus... chui sang để gây ngại cho thai nhi. Như
vậy, thông thường nhờ có bánh rau nên thai phụ bị nhiễm virus thì virus
cũng bị màng ngăn của rau thai chặn lại không truyền qua thai được.
- Tuy nhiên, khi bánh rau có vấn đề như bị nhiễm khuẩn làm tổn hại đến
màng ngăn này hoặc bề mặt của bánh rau (vách ngăn) mỏng đi vào nửa
sau thời kỳ, HIV tự do hay nằm trong tế bào dễ dàng di chuyển qua bánh
rau vào thai nhi. Khoảng 20% - 30% số trẻ bị lây truyền HIV từ mẹ được
cho là bị lây truyền qua bánh rau. Tỷ lệ này có thể tăng lên nếu tuổi của
mẹ tăng, mẹ bị sơ nhiễm HIV trong khi đã có thai (khi đó nồng độ HIV
trong máu rất cao) hoặc nếu mẹ đã mang thai rồi mới bị nhiễm HIV thì
nguy cơ lây truyền HIV sang con qua bánh rau tăng lên. Tương tự như vậy
người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn muộn mới mang thai thì nguy cơ này
cũng tăng lên.
2.2. Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ
- Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ
chuyển dạ. Nguyên nhân khi thai nhi di chuyển qua đường sinh dục của
mẹ để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch (nuốt nước ối, virus trong
27