Page 37 - Giao trinh- Các bệnh lây qua đường tình dục
P. 37
máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV) hoặc do sự trao đổi máu trực
tiếp mẹ có thể “bơm mạch” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi
làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ tăng. Có khoảng 50-60% số trẻ em bị
lây truyền HIV trong giai đoạn này.
- Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh sẽ tăng lên trong
trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của mẹ bị dập nát, thai
bị xây xước, sang chấn…
- Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ
mẹ sang con càng cao, nhất là khi thời gian này trên 4 giờ. Các nghiên cứu
cho thấy, cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang
con tăng thêm 2%.
- Nghiên cứu các trẻ sinh đôi, sinh 3... ở các bà mẹ bị nhiễm HIV cho thấy
đứa trẻ sinh ra trước thường có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn đứa trẻ sinh
ra sau. Đứa trẻ ra trước tiếp xúc trực tiếp với nhiều dịch tiết âm đạo có
chứa HIV của mẹ nhiều hơn, nên nguy cơ nhiễm HIV lớn hơn so với trẻ ra
sau. Cũng vì lý do này mà một số chuyên gia cho rằng việc rửa âm đạo khi
chuyển dạ bằng các chất diệt virus vừa không gây nguy hại cho mẹ và thai
nhi vừa làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con khi sinh.
- Hiện nay không đủ bằng chứng cho rằng mổ đẻ có thể bảo vệ cho đứa trẻ
khỏi bị nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lây truyền như nhau ở
trẻ đẻ theo đường âm đạo và mổ đẻ. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y
tế, thai phụ bị HIV nên được chỉ định mổ lấy thai.
2.3. Lây truyền khi cho con bú
- Nồng độ HIV có trong sữa mẹ không cao nhưng có thể lây nhiễm cho trẻ
khi trẻ bú sữa người mẹ nhiễm HIV. Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể
28