Page 38 - Giao trinh- Các bệnh lây qua đường tình dục
P. 38
xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, của trẻ và lây nhiễm cho trẻ,
nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng. Hoặc
trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt hay trẻ mọc răng cắn
gây chảy máu thì HIV sẽ theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc
trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ. Khoảng 20% - 30% số trẻ
em bị nhiễm HIV từ mẹ được cho là bị lây qua bú sữa, tùy thuộc vào thời
gian và cách nuôi con bằng sữa mẹ.
- Nguy cơ lây nhiễm HIV qua bú sữa mẹ sẽ tăng lên nếu:
Mẹ bị HIV chuyển sang giai đoạn AIDS (nồng độ HIV trong máu
mẹ sẽ cao).
Mẹ mới nhiễm HIV sau khi sinh con.
Thời gian cho trẻ bú dài (càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV sang
con càng cao).
Nuôi trẻ hỗn hợp: vừa cho trẻ bú mẹ vừa cho trẻ ăn ngoài (các thức
ăn đồ uống khác có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy làm tổn
thương niêm mạc ruột. Điều này làm cho virut từ sữa mẹ dễ xâm
nhập vào cơ thể trẻ).
3. Chẩn đoán HIV khi mang thai
3.1. Chẩn đoán nhiễm HIV
- Nhiễm HIV ở người lớn hay phụ nữ mang thai dựa trên cơ sở xét nghiệm
kháng thể HIV.
- Một người được xác định là nhiễm HIV khi có mẫu huyết thanh dương
tính cả 3 lần xét nghiệm kháng thể HIV bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau
với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác
nhau (Theo quy định của Bộ Y tế).
29