Page 20 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 20
nhiều người thông báo tại 1 thời điểm nào đó trong quá trình mang thai. Điển
hình là triệu chứng xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu hoặc 3 tháng thứ hai,
trước khi thể tích lồng ngực bị hạn chế đáng kể do tử cung lớn lên, do vậy giảm
dung tích phổi không phải là nguyên nhân nguyên phát. Các yếu tố có thể có liên
quan gồm giảm nhẹ PaCO2 và tác dụng của progesteron lên hệ hô hấp.
2.5.4. Thay đổi ở bộ máy tiết niệu
- Thận hơi to ra. Tốc độ lọc máu qua thận tăng 50%. Lưu lượng máu qua
thận cũng tăng từ 200 ml/phút lên 250 ml/phút. Nước tiểu thai phụ có thể có chút
đường do độ lọc máu qua cầu thận tăng nhưng độ tái hấp thu ở ống thận không
tốt. Hồng cầu và protein không được có trong nước tiểu.
- Niệu quản người có thai dài ra, giảm trương lực nên mềm hơn và ngoằn
nghèo, lại bị tử cung to, nặng đè vào nên bị ứ đọng nước tiểu, dễ gây nhiễm
khuẩn đường tiết niệu (viêm thận-bể thận).
- Tại bàng quang, khi mới bắt đầu thai nghén, tử cung còn nằm trong tiểu
khung, to lên, đè vào nên dễ gây đái rắt. Đến gần tháng đẻ, ngôi thai xuống thấp
lại đè vào bàng quang cũng gây đái rắt. Cả bàng quang và niệu quản mềm ra,
giảm co bóp nên dễ ứ đọng nước tiểu gây hiện tượng trào ngược từ bàng quang
lên niệu quản dễ dẫn đến nhiễm khuẩn niệu quản-bàng quang-bể thận.
2.5.5. Thay đổi ở bộ máy tiêu hoá
- Khi mới có thai, do ảnh hưởng của nội tiết thai nghén, thai phụ thường
có tình trạng tiết nước bọt, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn mửa gọi là “tình trạng
nghén”. Giai đoạn này thường ăn uống kém nhưng lại hay ăn vặt và “ăn dở” các
thức ăn chua, chát hay những thứ linh tinh khác.
- Khi thai đã lớn, tình trạng nghén hết thì thai phụ ăn trở lại bình thường.
Lúc này thai phụ thường ăn khoẻ hơn vì nhu cầu dinh dưỡng tăng lên cho cả mẹ