Page 17 - Giao trinh- Chăm sóc thai nghén
P. 17

-  Bắt đầu ba thang thứ ba: (28  - 42 tuần) thường tương đương với giai đoạn
                                            ́
                            thai sống được hoặc có khả năng sống được ngoài tử cung với sự trợ giúp

                            y tế hoặc không cần trợ giúp.

                     2.4. Dự kiến ngày sinh

                            Ngày sinh dự kiến là sau 40 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh

                     cuối. 40 tuần là 9 tháng và 6 ngày, và đây là cơ sở cho quy tắc Naegele’s để ước

                     tính ngày sinh con. Các thông số khác cũng cần được xem xét đến, như là con so

                     hay con rạ, dân tộc, tuổi bố mẹ, vòng kinh, và mức độ đều của chu kỳ kinh.

                            - Theo dương lịch, lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối cộng 7, tháng cuối cộng

                     9 (hoặc trừ 3 nếu tổng số lớn hơn 12).

                            Thí dụ:       Ngày đầu của kỳ kinh cuối           15/9/2007.

                                          Ngày dự kiến đẻ                     22/6/2008.

                            - Nếu có bảng quay tính ngày dự kiến đẻ thì càng tiện.

                            - Nếu không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì có thể dựa trên kết quả

                     siêu âm (tốt nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ) để xác định tuổi thai.

                            - Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán bộ

                     y tế dựa vào lịch mà chuyển ngày âm sang ngày dương.

                     2.5. Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý các cơ quan ngoài bộ phận sinh dục

                     2.5.1. Thay đổi ở da, cân, cơ và xương khớp

                            - Khi có thai thường thấy xuất hiện các vết xạm trên mặt ở vùng trán, gò

                     má, cổ. Trên bụng từ nửa sau của thai kỳ xuất hiện các vết rạn mầu tím đen, hình

                     vòng cung chung quanh rốn, có khi lan xuống đến đùi. Đặc điểm này nhiều và rõ

                     ở người con so. Sau khi đẻ các vết xạm và rạn da mất mầu đi nhưng di tích của

                     vết rạn trên thành bụng có màu trắng như xà cừ thì tồn tại cả đời. Cùng với vết

                     rạn trên bụng, đường nối giữa rốn với mu cũng biến màu, trở nên nâu đen.
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22