Page 159 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 159
giao tử cái tưởng thành. Giao tử đực hoà hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử
(Zygote). Hợp tử chuyển động và trở thành trứng có khả năng di động
(Ookynete). Trứng này xuyên qua thành dạ dầy của muỗi và phát triển thành
trứng nang dưới lớp thanh mạc thành dạ dầy của muỗi. Khi trứng nang phát
triển thành trứng nang già, bên trong có chứa nhiều thoa trùng (10.000 –
20.000 thoa trùng). Trứng nang già sẽ vỡ giải phóng ra các thoa trùng, các
thoa trùng này đến tập trung tại hạch nước bọt của muỗi. Khi muỗi đốt người
thì thoa trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể người và tiếp tục chu kỳ phát triển.
9.3. Phương thức truyền bệnh
- Muỗi truyền là phương thức truyền bệnh chính.
- Do truyền máu có mang ký sinh trùng sốt rét.
- Mẹ truyền cho con trong thời kỳ mang thai khi rau thai bị tổn thương.
9.4. Tác hại
9.4.1. Thể thông thường (sốt rét thường)
Chia làm 4 giai đoạn.
- Thời kỳ ủ bệnh: thay đổi tuỳ từng loại ký sinh trùng sốt rét.
+ P. falciparum : 8 - 16 ngày, trung bình là 12 ngày.
+ P. vivax : 11 - 21 ngày, trung bình là 14 ngày.
+ P. malariae : 20 ngày đến nhiều tháng.
+ P. ovale : 11 ngày đến 10 tháng.
+ Thời kỳ ủ bệnh do truyền máu vì không có giai đoạn ở gan nên
ngắn hơn
- Thời kỳ khởi phát: không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, nổi bật
chỉ có sốt kéo dài không có tính chất chu kỳ, kèm theo đau đầu, buồn nôn,
mệt mỏi, ớn lạnh ở cột sống, đau mình mẩy và có cảm giác gai rét...Bệnh
cảnh lâm sàng ở giai đoạn này dễ nhầm với các bệnh như thương hàn, cảm
cúm, nhiễm trùng trong cơ thể.
- Thời kỳ toàn phát: là cơn sốt rét điển hình có 3 giai đoạn:
Khởi đầu là người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, ngáp vặt, đau cột sống rồi xuất
hiện cơn sốt.
159