Page 66 - Chính trị
P. 66
Bài 4
ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TÍNH TẤT YẾU VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội
a. Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định xã hội loài người phát triển tuần tự
qua các hình thái kinh tế-xã hội, từ cộng sản nguyên thuỷ đến cộng sản chủ
nghĩa (giai đoạn thấp là xã hội chủ nghĩa) là một quá trình lịch sử tự nhiên,
nghĩa là tất yếu sẽ diễn ra. Tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là
quy luật phát triển của xã hội loài người.
b. Mỗi hình thái kinh tế-xã hội tương ứng với một kiểu quan hệ sản xuất
đặc trưng phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
và một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đó. Trong
xã hội tư bản, lực lượng sản xuất phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Giữa
hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân như
bãi công, biểu tình… đòi tăng lương, đòi quyền dân sinh, dân chủ, cải thiện
đời sống liên tiếp nổ ra. Cuộc đấu tranh ấy nổ ra từ tự phát đến tự giác.
c. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
tất yếu sẽ bùng nổ để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Cách
mạng xã hội chủ nghĩa là điều kiện để giải phóng lực lượng sản xuất, giải
phóng công nhân và nhân dân lao động.
d. Cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 đã mở ra thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Các cuộc cách
mạng xã hội ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh đã giải phóng hầu hết các nước
thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, mở ra khả năng cho nhiều nước quá độ tiến
lên chủ nghĩa xã hội.
Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Các dân
tộc dù sớm hay muộn đều đi lên chủ nghĩa xã hội.
2. Bản chất của chủ nghĩa xã hội
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ
nghĩa cộng sản là một xã hội đặc trưng cơ bản sau:
- Có nền kinh tế phát triển cao được xây dựng trên cơ sở lực lượng sản
xuất hiện đại và phát triển bền vững. Đó là nền đại công nghiệp và kiểu tổ