Page 40 - Chính trị
P. 40

Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của
                   nhân dân, chính vì vậy Người đề cao việc phải lấy phát triển kinh tế và văn hóa,
                   từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong Di chúc, Chủ
                   tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển
                                                                                                    3
                   kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân ”.
                         Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thực chất là đi lên xây dựng
                   và phát triển về kinh tế, ngay từ sớm Hồ Chí Minh đã chỉ ra rất sâu sắc về
                   phương diện kinh tế của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta, từ tính
                   tất yếu khách quan cho đến đặc điểm, nội dung và mục tiêu kinh tế của nó.
                         a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
                         + Về nhiệm vụ kinh tế.
                         Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ quan trọng nhất đó là phải
                   phát triển kinh tế, xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
                         + Về cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, Chủ tịch Hồ Chí
                   Minh chủ trương phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp: “Công nghiệp và
                   nông nghiệp là như hai chân của nền kinh tế nước nhà. Chân phải thật vững
                                                                                       4
                   thật khỏe, thì kinh tế mới tiến bộ thuận lợi và nhanh chóng” .
                         + Về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế: Nền kinh tế XHCN phải tạo
                   lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, ở thời
                   kỳ quá độ, nền kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính là: sở hữu nhà
                   nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà
                   tư bản. Cùng với đó là nhiều thành phần kinh tế
                         Tư tưởng kinh tế rất đặc trưng Hồ Chí Minh, đó là cần kiệm xây dựng
                   nước nhà, tăng gia sản xuất và tiết kiệm, sản xuất đi đôi với tiết kiệm, sản xuất

                   mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống.
                         b.  Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
                         + Khái niệm văn hóa.

                      Hồ Chí Minh nêu lên định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
                   đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
                   đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
                   hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
                   phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
                   cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
                   cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

                         + Vị trí đặc biệt của văn hóa: Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh
                   tế, xã hội: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

                         + Nhiệm vụ văn hóa:  xây dựng “một nền văn hóa mới”, văn hóa xã hội
                   chủ nghĩa
                         + Tính chất, đặc trưng và chức năng chủ yếu của nền văn hóa








                                                              11
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45