Page 35 - Chính trị
P. 35
6
quyền sung sướng và quyền tự do” và Người gọi đó là lẽ phải không ai chối
cãi được.
Thứ ba, theo Hồ Chí Minh nền độc lập dân tộc phải trong hoà bình, tự do.
Ngày 15 tháng 2 năm 1967, Người trả lời Tổng thống Mỹ Giônxơn đã nêu
rõ: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất thiết tha với độc lập, tự do và hoà bình”.
Nhưng thiết tha độc lập tự do trong hoà bình, khát vọng chính đáng đó của Hồ
Chí Minh và của nhân dân Việt Nam không được đáp lại. Người nói cho dù
chiến tranh kéo dài 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết
giành cho được độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
Thứ tư là, độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người
dân.
Hồ Chí Minh viết: Chúng ta đấu tranh giành được độc lập rồi mà dân vẫn đói
vẫn rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì, dân chỉ biết giá trị của độc lập khi được
ăn no mặc ấm. Vì vậy, đấu tranh cho dân tộc được độc lập, nhân dân được tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành là hoài bão, là
lý tưởng, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh.
Về chủ nghĩa xã hội
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có quá trình phát triển lâu
dài, những nội dung cụ thể xác định chủ yếu như sau: Chủ nghĩa xã hội là một
phong trào lịch sử mang tính chính trị - xã hội; chủ nghĩa xã hội như là một lý
tưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới; là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân;
là một trong hai giai đoạn và là giai đoạn đầu của hình thái cộng sản chủ nghĩa;
là một chế độ xã hội đối lập hoàn toàn với chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh đã đưa ra một số định nghĩa về chủ nghĩa xã hội như sau:
Thứ nhất, xem chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh: Làm cho
nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm,
được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao
động khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được xem xét từ một mặt nào đó như kinh tế, chính
trị, văn hoá…. Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt
trận chính của chúng ta; “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai
làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên
trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em…”.
Thứ ba, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: không có người bóc lột người, ai
cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công bằng, bình đẳng… “là
mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”…
Thứ tư, xác định động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải gắn với phát
triển khoa học - kỹ thuật “nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân”, do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.
6