Page 37 - Chính trị
P. 37

khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập. Mặt khác Người không coi
                   nhẹ sự giúp đỡ chí tình của anh em và bạn bè quốc tế. Mỗi bước tiến của cách
                   mạng Việt Nam đều bao hàm cả thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ bạn bè
                   cũng chính là tự giúp mình.

                         Thứ tư, phải mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất
                   cả các nước dân chủ; thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu là một
                   thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè.

                         Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là cơ sở và điều kiện
                   quan trọng để Việt Nam có thể giành độc lập dân tộc và đi lên Chủ nghĩa xã
                   hội. Có thể nói đây là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, là một vấn đề quan
                   trọng của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không chỉ giải quyết điều đó về
                   lý luận mà còn tổ chức thực tiễn đạt kết quả cao.

                         2. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật
                   sự của dân, do dân, vì dân
                         Để thay thế chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, phản nhân tính, Hồ Chí

                   Minh đã lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam, đó là Nhà nước dân
                   chủ cộng hòa, một nhà nước đại biểu quyền lợi "cho số đông người", thể hiện
                   tính chất nhân dân, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của
                   dân, do dân, vì dân.
                         Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nhà nước, Hồ Chí Minh đã khẳng
                   định:nước ta là nước dân chủ, tất cả quyền hạn đều của dân. Dân chủ theo Hồ
                   Chí Minh được hiểu là: dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác
                   định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của
                   dân,trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân là người nắm giữ mọi
                   quyền lực, được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước
                   phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, còn các cơ quan nhà nước
                   do nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền, thực hiện
                   ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. Quyền lực
                   của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng, nhà nước không còn là công cụ thống
                   trị, nô dịch dân như trong thời phong kiến, tư bản nữa, điều này có ý nghĩa thực
                   tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức
                   trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân,
                   “cậy thế” với dân.

                         a.  Về mặt khái niệm nhà nước của dân, do dân và vì dân

                         + Nhà nước của dân: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân
                   được thể hiện rõ trong hai bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959.
                   Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể
                   nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp,
                   tôn giáo; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc
                   quyết.

                         + Nhà nước do dân: là nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm
                   chủ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người

                                                               8
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42