Page 44 - Chính trị
P. 44

tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá từ trong ra, là đồng minh của kẻ thù, khó thấy,
                   khó biết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ. Chống chủ nghĩa cá nhân là
                   chống các bệnh trái phép, cậy thế; bệnh địa phương chủ nghĩa, bè phái, quân
                   phiệt, quan liêu, hách dịch; bệnh nịnh trên coi thường dưới; bệnh hẹp hòi, hình
                   thức; bệnh làm việc qua loa, vô kỷ luật; bệnh tranh giành địa vị tư lợi, lợi dụng;
                   bệnh lười học, lười nghĩ; bệnh thích người ta tâng bốc mình; bệnh ưa sai khiến
                   người khác; bệnh tham lam; bệnh sinh hoạt xa hoa; bệnh hữu danh vô thực;
                   bệnh “cận thị”; bệnh ba hoa…

                         + Ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

                         Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người,
                   không phải trên trời sa xuống, mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua
                   giáo dục, tự tu dưỡng và bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong đấu
                   tranh cách mạng.  Rèn luyện đạo đức là một quá trình rất gian khổ, phải xác
                   định tư tưởng, kiên trì, tự giác, tự nguyện, đề cao tinh thần tự phê bình và phê
                   bình.Muốn rèn luyện đạo đức phải lấy tự mình làm mực thước; phải nêu tấm
                   gương tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau; gắn với việc rèn luyện đạo đức với
                   thực tiễn công tác của mình; phải rèn luyện thường xuyên, liên tục và suốt đời.

                         Học tập tư tưởng trong đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tiếp tục
                   cổ động phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập
                   thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêu
                   gương sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo.

                   6. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
                         Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, chăm lo đến việc bồi dưỡng
                   thế hệ cách mạng cho đời sau - Thế hệ trẻ, đây là việc làm rất quan trọng và
                   cần thiết.

                         Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Hồ Chí
                   Minh luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên đối với vận mệnh
                   đất nước, thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay
                   suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên:“Một năm khởi đầu từ mùa
                                                                                                   9
                   xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” .Người
                   yêu cầu Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các thế hệ đi trước phải
                   quán triệt sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục, bồi dưỡng
                   thế hệ trẻ. Đồng thời, Người cũng chỉ ra nhiệm vụ của thế hệ trẻ là noi gương
                   những người đi trước, tự mình phấn đấu học tập và rèn luyện để có tri thức, có
                   ý chí, nghị lực và tinh thần cách mạng

                         Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có con người Xã hội
                   chủ nghĩa, tức là xây dựng thế hệ tương lai, chủ thể của đất nước phải là một
                   nhiệm vụ chiến lược, đi trước một bước so với xây dựng cơ sở vật chất của chủ
                   nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ là
                   đào tạo ra những con người mới, những cán bộ mới cho cách mạng, những




                                                              15
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49