Page 150 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 150
Sự phân chia thành bụng có ý nghĩa là để xác định vị trí của các tạng
nằm trong ổ bụng với các vùng tương ứng, áp dụng vào trong chẩn đoán và
chăm sóc điều dưỡng người bệnh.
1. Đường thẳng đứng phải( đi qua điểm giữa
nếp lằn bẹn)
2. Đường thẳng đứng trái
3. Đường ngang qua 2 điểm thấp nhất bờ sườn
4. Đường ngang dưới 2 gai chậu trước trên
5. Vùng hạ sườn phải
6. Vùng thượng vị
7. Vùng hạ sườn trái
8. Vùng mạn sườn phải
9. Vùng quanh rốn
10. Vùng mạn sườn trái
11. Vùng hố chậu phải
12. Vùng hạ vị
Hình 11.1. Phân chia thành bụng
13. Vùng hố chậu trái
trước
4.2. Thành bụng sau
Thành bụng sau được tạo bởi cột sống, cơ thắt lưng chậu ( gồm cơ thắt
lưng lớn và cơ chậu) và cơ vuông thắt lưng.
4.3. Hoành chậu, đáy chậu
- Các cơ của hoành chậu hông: Gồm có cơ nâng hậu môn, cơ ngồi cụt
và cân đáy chậu phủ lên trên.
- Các cơ của đáy chậu: Cơ đáy chậu được xếp thành 2 lớp: lớp nông và
lớp sâu. Các cơ của lớp nông là cơ ngang đáy chậu nông, cơ hành xốp và cơ ngồi
hang. Các cơ sâu đáy chậu là là cơ ngang đáy chậu sâu và cơ thắt niệu đạo ngoài.
4.4. Mạch máu, thần kinh
Động mạch cấp máu cho vùng đáy chậu sinh dục do động mạch thẹn trọng.
Thần kinh chi phối là dây thần kinh thẹn trong.
146