Page 146 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 146
nối với xương ức nhờ sụn sườn VII và 2 đôi xương sườn cụt (đôi xương sườn
XI - XII) không có sụn sườn nối với xương ức.
Mỗi xương sườn có 1 đầu, 1 cổ và 1 thân .
Đầu xương sườn (chỏm) có diện khớp với diện khớp thân đốt sống ngực.
Cổ xương sườn nối giữa đầu xương sườn với củ xương sườn.
Củ xương sườn ở phía sau nối giữa cổ sườn với thân xương sườn, có
diện khớp, khớp với mỏm ngang đốt sống ngực.
Thân xương sườn dài, dẹt, rất mỏng, mặt ngoài nhẵn có cơ bám vào, mặt
trong lõm dọc theo phía bờ dưới có rãnh sườn để cho bó mạch thần kinh gian
sườn nằm.
1.3. Xương cột sống
Cột sống là một cấu trúc vừa mềm dẻo vừa vững chắc. Nó vừa có thể
vận động linh hoạt vừa bao bọc bảo vệ tuỷ sống, nâng đỡ cho đầu và tạo chỗ
bám cho các cơ lưng, các xương sườn và đai chậu. Cột sống gồm 33-35
xương xếp chồng lên nhau, uốn cong vẹo từ mặt dưới xương chẩm đến tận
xương cụt giống hình chữ S. Cột sống được chia thành 4 đoạn, mỗi đoạn có
một chiều cong và các đặc điểm riêng thích ứng với chức năng của đoạn đó.
Từ trên xuống dưới được chia ra 7 đốt đoạn cổ - cong lồi ra trước, 12 đốt
đoạn ngực- cong lồi ra sau, 5 đốt đoạn thắt lưng - cong lồi ra trước, 5 đốt dính
vào nhau thành đoạn cùng - cong lồi ra sau và 3 - 4 đốt sống cuối rất nhỏ dính
với nhau thành xương cụt.
Hình thể chung của các đốt sống:
Thân đốt sống: Hình trụ, có 2 mặt (trên và dưới) hơi lõm ở giữa và có
vành xương đặc ở xung quanh.
Cung đốt sống: Cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống, cung đốt là 2
mảnh cung đốt sống và 2 cuống cung đốt sống. Bờ trên và dưới mỗi cuống có
khuyết sống (trên và dưới), khi các đốt sống tiếp khớp với nhau tạo thành lỗ
gian đốt sống để cho dây thần kinh sống chui qua.
142