Page 5 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 5

1.3. Thực hành dược lâm sàng

                     Hoạt động Dược lâm sàng là một yêu cầu trong thực hành dược tại cơ sở điều trị,

               trong đó dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ
               điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc

               hợp lý, an toàn cho cán bộ y tế và cho người bệnh. Thực hành DLS bao gồm các nội dung

               sau:

                     - Tham gia cùng đội ngũ chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, điều dưỡng...) chăm sóc/điều trị

               từng bệnh nhân;
                     - Áp dụng bằng chứng tốt nhất hiện có trong thực hành dược lâm sàng hàng ngày;

                     - Đóng góp kiến thức và kỹ năng lâm sàng cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe;

                     - Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sử dụng thuốc;

                     - Tham gia giáo dục/tư vấn bệnh nhân, người chăm sóc và các nhân viên y tế khác

                     Muốn sử dụng thuốc hợp lý không chỉ cần đến các kiến thức liên quan đến thuốc và
               bệnh mà còn phải vận dụng kiến thức này trong từng trường hợp cụ thể, có nghĩa là phải

               hiểu rõ các đặc điểm của người bệnh như có các bệnh mắc kèm (gan, thận, tim, phổi...),

               các bất thường về sinh lý (béo phì, có thai...), tuổi tác (trẻ em, người già) đến các thói quen

               (nghiện rượu, thuốc lá, ăn kiêng...) và hoàn cảnh kinh tế…

               1.4. Chăm sóc dược
                     Chăm sóc dược là sự chăm sóc mà từng bệnh nhân yêu cầu và nhận được khi trị liệu

               bằng thuốc, giúp đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Khác với thực hành dược

               lâm sàng, chăm sóc dược chỉ tập trung vào bệnh nhân cụ thể, nói cách khác là tập trung

               vào thực hành dược lâm sàng trên từng người bệnh.

                     Hoạt động chăm sóc dược: là lĩnh vực thực hành lấy người bệnh làm trung tâm, trong
               đó chuyên gia y tế nhận trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu liên quan đến thuốc của bệnh

               nhân và luôn luôn phải đảm bảo hoàn thành trách nhiệm đó. Hoạt động chăm sóc dược

               gồm các nội dung sau:

                     - Thu thập và tổ chức thông tin của người bệnh

                     - Xác định những vấn đề liên quan đến điều trị bằng thuốc của người bệnh
                     - Xác định những nhu cầu của người bệnh

                     - Xác định mục tiêu điều trị bằng thuốc (cụ thể)

                     - Xây dựng kế hoạch điều trị bằng thuốc

                     - Xây dựng kế hoạch theo dõi

                     - Trao đổi kế hoạch điều trị, kế hoạch theo dõi với NVYT và người bệnh
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10