Page 98 - Giáo trình môn học Thực hành dược lý
P. 98
PHỤ LỤC 1: HƯỚNG DẪN TRA CỨU THÔNG TIN THUỐC
VÀ THANG ĐIỂM BÁO CÁO TRA CỨU THÔNG TIN THUỐC
1. HƯỚNG DẪN TRA CỨU THÔNG TIN THUỐC
1.1. Thông tin về sản phẩm thuốc
1.1.1. Các thông tin ghi trên nhãn thuốc
Bao gồm 8 nội dung dưới đây:
- Tên thuốc
+ Tên gốc (danh pháp quốc tế): là tên của dược chất
+ Tên biệt dược (nếu có): là tên do nhà sản xuất đặt ra lần đầu tiên, không được trùng với
bất cứ tên biệt dược nào đã đăng ký, được bảo hộ độc quyền hợp pháp và công bố trên
các tài liệu trong và ngoài nước.
- Thành phần: Gồm các dược chất và tá dược trong một đơn vị sản phẩm (viên, ống tiêm,
lọ, tuyp, gói…)
- Hàm lượng (hoặc nồng độ) dược chất: là lượng hoạt chất có trong một đơn vị thành
phẩm thuốc.
+ Đơn vị khối lượng là g, mg, mcg.
+ Đơn vị thể tích là ml.
+ Nếu đơn vị nhỏ hơn 1mg hoặc 1ml thì viết số thập phân không viết phân số (ví dụ
0,25mg).
- Dạng bào chế của thuốc và đường dùng: Thuốc viên, thuốc bột, cốm, dung dịch, dung
dịch thuốc tiêm, thuốc bột pha tiêm, dịch truyền, dung dịch nhỏ mắt, mũi, thuốc mỡ hoặc
gel bôi ngoài da, thuốt dùng đường hít, thuốc phun hơi, xịt ngoài da…
- Nhà sản xuất
- Số đăng ký (SĐK): là ký hiệu do Bộ Y tế Việt Nam cấp cho 1 thuốc để chứng nhận
thuốc đó đã được đăng ký tại Việt Nam.
- Số lô sản xuất: do cơ sở sản xuất qui định.
- Hạn sử dụng: là thời hạn mà quá thời gian đó thuốc không được phép lưu hành, không
được phép sử dụng.
- Điều kiện bảo quản thuôc
1.1.2. Một số lưu ý trên nhãn thuốc
+ Điều kiện bảo quản: là yếu tố môi trường bảo quản như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…
để không làm biến đổi chất lượng thuốc.
+ Thuốc phải bán theo đơn, trên nhãn có ghi dòng chữ “thuốc bán theo đơn” bằng tiếng
Việt hay có ký hiệu Rx ở trên nhãn.