Page 306 - Hóa phân tích
P. 306

Qua nhiều kết quả nghiên cứu thấy rằng, việc chọn theo nguyên tắc 1 có xác

                  suất thành công nhiều hơn. Còn theo nguyên tắc 2 thì pha tĩnh khó cạnh tranh các

                  chất phân tích với pha động nên thời gian lưu quá ngắn.

                        Tính cân đối của pic sắc ký:

                         Để đảm bảo cho pic sắc ký nhọn và cân đối, tăng hiệu quả tách cần lưu ý một

                  số điểm sau đây:

                         - Cột sắc ký: nên dùng cột bảo vệ (đặt trước cột sắc ký) để loại tạp chất có

                  mặt trong mẫu hoặc trong pha động. Cần định kỳ rửa cột để loại các chất được hấp

                  phụ mạnh trên pha tĩnh.

                         - Pha động: Độ tinh khiết của dung môi pha động tác động mạnh đến chất

                  lượng pic. Cần dùng dung môi tinh khiết cho sắc ký.

                         -  Để  giảm  thiểu  hiện  tượng  kéo  đuôi  tăng  tính  cân  đối  của  pic  người  ta


                  thường  thêm  vào  pha  động  triethylamin  30  mM  khi  sắc  ký  các  base  amin.
                  Triethylamin sẽ liên kết với một số vị trí họat động trên bề mặt silica nên ngăn cản


                  lưu giữ chất phân tích ở các vị trí đó. Nếu sắc ký các hợp chất acid có thể giảm
                  thiểu kéo đuôi bằng cách thêm amoni acetat 30 mM. Với hỗn hợp chưa rõ thành


                  phần, thường dùng muối triethylamoni acetat 30 mM, hoặc dimethyloctylamin 10

                  mM. Đôi khi còn dùng dimethyloctylamoni acetat.

                         - Thể tích ngoài cột của hệ sắc ký được gọi là thể tích chết: thể tích từ lúc

                  tiêm mẫu đến lúc phát hiện. thể tích này càng nhỏ, pic sắc ký càng ít bị giãn. Vì vậy

                  người ta dùng detector, các ống nối nhỏ đến  mức  có  thể để giảm  thiểu thể  tích

                  ngoài cột.

                        Ứng dụng của sắc ký phân bố:

                         Như trên đã trình bày, sắc ký phân bố pha liên kết được sử dụng phổ biến

                  (nhất là sắc ký pha đảo) để phân tích hỗn hợp các chất thuộc nhiều lĩnh vực khác

                  nhau. Bảng 10.4 minh họa ứng dụng của sắc ký phân bố.




                                                                                                            296
   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311