Page 284 - Hóa phân tích
P. 284

Đôi khi người ta chỉ dùng một dung dịch có thêm chuẩn đối chiếu để xác

                  định nồng độ dung dịch cần định lượng. Đây là trường hợp riêng của cách thêm

                  chuẩn

                         * Xác định nồng độ khi biết hệ số hấp thụ

                         Với các chất có hệ số hấp thụ biết trước chính xác và ổn định ở một bước

                  sóng nào đó, người ta có thể đo mật độ quang của dung dịch chất đó trong dung

                  môi tương ứng tại bước sóng này. Thông thường đó là bước sóng cho mật độ hấp

                  thụ cực đại. Nồng độ của dung dịch được tính theo công thức của định luật Lambert

                  – Beer.

                         Để áp dụng kỹ thuật này, phép đo phải đáp ứng các yêu cầu:

                  - Máy phải được chuẩn hóa về bước sóng và mật độ quang

                  - Dung dịch đo phải trong suốt và có nồng độ nằm trong vùng đáp ứng của định

                  luật Lambert – Beer.

                  1.5 Máy quang phổ UV - VIS

                         Cấu tạo của máy quang phổ UV – VIS nói chung gồm các bộ phận chính

                  sau: nguồn sáng, bộ phận đơn sắc hóa, buồng chứa mẫu, bộ phận thu nhận và xử lý

                  tín hiệu.

                         Thông  thường  những  máy  có  khả  năng  đo  được  trong  vùng  tử  ngoại  đều


                  được chế tạo để có thể đo cả được trong vùng khả kiến nhưng cũng có những máy
                  chỉ đo được trong vùng khả kiến mà thôi. Sự khác nhau này chủ yếu do cấu tạo của


                  nguồn sáng và bộ phận đơn sắc hóa.
                  1.5.1 Nguồn sáng


                         Nguồn cung cấp ánh sáng trong các máy quang phổ UV – VIS là các đèn.
                  Tùy theo vùng bức xạ điện từ muốn có mà người ta chọn loại đèn thích hợp, có thể


                  như sau:

                  - Để cung cấp ánh sáng có bước sóng trên 320 nm người ta thường sử dụng đèn dây

                  tóc vonfram (tungsten) hoặc đèn halogen.



                                                                                                            274
   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289