Page 285 - Hóa phân tích
P. 285
- Nguồn cung cấp ánh sáng tử ngoại thường sử dụng trong các máy quang phổ là
đèn D 2 (deuteri) hoặc đèn xenon. Đèn này có thể cho ánh sáng có bước sóng dưới
350 nm.
Với những máy quang phổ có khả năng làm việc cả tử ngoại và khả kiến
thường có bố trí cả 2 đèn. Việc chuyển đèn sử dụng có thể tự động hay cơ học
trong vùng 320 – 350 nm.
1.5.2 Bộ phận đơn sắc hóa
Tùy theo khả năng đơn sắc hóa cần có mà bộ phận đơn sắc hóa cũng được
chế tạo khác nhau. Từ một chùm tia sáng có nhiều bước sóng khác nhau người ta
có thể thu được các chùm tia đơn sắc hơn qua bộ phận đơn sắc hóa. Bộ phận đơn
sắc hóa có thể là:
- Kính lọc: chủ yếu áp dụng với các quang kế và làm việc trong vùng khả kiến.
Chùm tia thu được sau kính lọc là các tia có bước sóng chênh lệch vài chục
nanomet. Các quang kế sử dụng đơn sắc hóa kiểu này thường được bố trí một bộ
kính lọc cho phép làm việc ở một số bước sóng (biểu kiến) khác nhau.
- Lăng kính: Dựa trên hiện tượng tán sắc của ánh sáng khi qua lăng kính. Với các
máy làm việc cả trong tử ngoại thì vật liệu làm lăng kính phải không hấp thụ tử
ngoại và thường được chế tạo từ thạch anh.
- Cách tử: hay dùng nhất là cách tử phản xạ. Trên mặt phản xạ của cách tử người ta
bố trí rất nhiều vạch sát nhau. Khi chiếu motọ chùm tia lên bề mặt phản xạ của cách
tử các tia sẽ bị phản xạ theo các phương khác nhau.
Khe sáng (trước buồng đo) cũng là một bộ phận tham gia vào quá trình đơn
sắc hóa. Việc mở rộng khe sáng sẽ tăng được cường độ của chùm tia đi vào buồng
chứa mẫu nhưng sẽ làm giảm độ đơn sắc của chùm tia. Ngược lại nếu giảm khe
sáng sẽ thu được chùm tia đơn sắc hơn nhưng có thể làm cho tín hiệu quá yếu
không đủ cho bộ phận thu nhận làm việc.
1.5.3 Bộ phận tiếp nhận và xử lý tín hiệu
275