Page 78 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 78

Thận chủ nhị tiện, nếu thận tinh hư tổn sẽ khiến đại trường khô sáp, thận dương

                  hư sẽ dẫn đến mệnh môn hỏa suy khiến âm hàn nội kết làm rối loạn nhu động

                  đại trường mà gây táo kết.

                  1.3. Các biểu hiện ở người bệnh táo bón

                  - Táo bón do nhiệt: Đại tiện táo, tiểu tiện ngắn, đỏ, mặt đỏ, có thể phát sốt, bụng

                  chướng đau, miệng khô và hôi, lưỡi đỏ rêu vàng hoặc vàng khô, mạch hoạt sác.

                  - Táo bón do khí kết: Đại tiện táo, buồn đi đại tiện nhưng không đi được, thỉnh

                  thoảng ợ hơi, ngực sườn đầy chướng, thậm chí đau tức bụng, ăn ít, rêu lưỡi bẩn,

                  mạch huyền.

                  - Táo bón do khí hư: đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, ngoài ra còn có ra mồ hôi

                  nhiều, đoản khí, đi đại tiện xong người mệt mỏi, phân không cứng, sắc mặt trắng

                  nhợt, tinh thần mệt mỏi, rêu nhợt, rêu vàng mỏng, mạch hư.

                  - Táo bón do huyết hư: Đại tiện táo, sắc mặt không tươi nhuận, chóng mặt hoa

                  mắt, tâm quý, môi lưỡi nhợt, mạch tế sáp.

                  - Táo bón do hàn kết: Đại tiện khó, sáp, tiểu tiện trong dài, sắc mặt trắng, tứ chi

                  không ấm, thích ấm sợ lạnh, đau lạnh bụng, lưng lạnh đau, lưỡi nhợt rêu trắng,


                  mạch trầm trì.
                  1.4. Điều trị


                  Tây y

                      •  Các biện pháp không dùng thuốc

                      -  Ăn nhiều chất xơ

                      -  Uống nhiều nước

                      -  Hoạt động thể dục, thể thao, tránh nếp sống tĩnh tại

                      •  Dùng thuốc

                      -  Thuốc làm nhờn khối phân: thuốc có hoạt chất là các loại dầu khoáng như

                         paraffine, vaseline…không hấp thu tại ruột, gây nhuận tràng cơ học do

                         bôi trơn khối phân đại tràng và làm mềm phân

                      -  Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng kéo nước từ trong thành ruột

                         vào lòng ruột, đồng thời hạn chế tối đa quá trình hấp thu nước: Lactulose,

                         Glycerol, Sorbitol…
                                                                                                          78
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83