Page 81 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 81
- Hướng dẫn hoặc giúp người bệnh xoa bóp vùng bụng để thông điều khí cơ,
thúc đẩy thông tiện.
- Động viên và hỗ trợ bệnh nhân vận động hợp lý, tăng cường vận động các
động tác đặc thù để tập cơ bụng và đáy chậu, tránh ngồi lâu không vận động.
- Nhà vệ sinh phải được thiết kế an toàn như bệ ngồi, có tay vịn, tránh trơn trượt.
- Lúc đi đại tiện không nên quá gắng sức phòng tránh thoát trực tràng, chảy
máu.
- Tập thói quen đi đại tiện theo giờ cố định, có thể vào buổi sáng sớm hoặc sau
khi ăn sáng vì sau khi ăn sáng sẽ dẫn đến phản xạ của vị và kết tràng, nếu tích
cực luyện tập sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, lâu ngày sẽ hình thành thói
quen.
- Tạo hoàn cảnh thuận lợi cho việc đi đại tiện, nếu người bệnh ở trên giường
không ra vệ sinh được thì dùng bô, mời khách tạm thời đi ra ngoài...
- Uống thuốc đông y tùy theo thể bệnh
- Có thể châm cứu các huyệt như Đại trường du, Thiên khu, Trung quản...
2.4.2. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
- Chế độ ăn hợp lý: ăn nhiều chất xơ, khoai lang, rau xanh, dưa và trái cây, uống
nhiều nước...
- Tùy theo nguyên nhân gây táo bón mà có chế độ dinh dưỡng khác nhau:
+ Do vị tràng tích nhiệt: Nên ăn thanh đạm, đồ lương nhuận. Kiêng kỵ
tỏi, ớt, rượu và những thức ăn cay. Thức ăn có thể dùng: Rau chân vịt 250g
nhúng vào nước sôi trong 3 phút rồi trộn với dầu vừng 15g, ngày ăn 2 lần. Canh
cá với cải xong. Cháo rau cần tây; cháo cà rốt, mã thầy. Uống nhiều nước, buổi
sáng uống 1 cốc nước lạnh hoặc uống nước Đại hoàng hoặc Phan tả diệp. Nếu
kèm theo tân dịch bị thiếu thì dùng thêm Sinh địa, Mạch môn sắc uống thay chè
hoặc dùng nước Bạch mao căn + nước mía hoặc nước hoa quả để sinh tân nhuận
tràng.
+ Do khí cơ uất trệ: Ăn uống các loại có tác dụng điều khí như: cam,
quýt, củ cải, phật thủ... kiêng đồ cay nóng, chiên rán. Thức ăn có thể dùng: Cháo
gạo nếp: Gạo nếp 100g, Binh lang 15g, Ức lý nhân 15g, Vừng 15g. Cháo tô tử,
81