Page 77 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 77
- Tổn thương của trực tràng và hậu môn: trĩ, nứt hậu môn, hẹp trực tràng,
hậu môn
- Từ ngoài đè vào làm cản trở đại tiện: phụ nữ có thai, khối u tiểu khung,
dây chằng dính sau mổ
- Tổn thương ở não-màng não gây táo bón do rối loạn thần kinh thực vật
* Theo YHCT
- Vị tràng tích nhiệt: Cơ thể dương thịnh hoặc uống nhiều rượu, ăn nhiều
đồ ăn cay nóng dẫn đến vị tràng tích nhiệt hoặc sau khi bị thương hàn nhiệt
bệnh, dư nhiệt lưu lại, tân dịch hư tổn dẫn đến đại tràng mất nhu nhuận mà gây
đại tiện táo kết, khó bài xuất ra ngoài.
- Khí cơ uất trệ: Ưu phiền suy nghĩ quá độ, tình chí không thoải mái hoặc
ngồi lâu ít vận động dẫn đến khí cơ uất trệ, không thể tuyên đạt dẫn đến thông
giáng thất thường, chuyển đạo bị ứ trệ dẫn đến các chất cặn bã trong cơ thể bị ứ
trệ không vận chuyển được xuống dưới mà gây táo kết.
- Khí huyết âm dịch hư: Lao động quá độ hoặc ăn uống kém hoặc bị nội
thương hoặc sau mắc bệnh, sản phụ sau sinh, người già cơ thể hư nhược dẫn đến
khí huyết lưỡng hư. Khí hư làm cho chuyển đạo của đại tràng yếu, huyết hư làm
cho tân dịch bị khô kiệt không nhu nhuận được đại tràng, nếu nặng có thể làm
hao tổn tinh huyết của hạ tiêu. Nếu âm hư dẫn đến đại tràng mất chức năng nhu
nhuận khiến cho phân khô. Nếu dương hư làm cho tân dịch không được chưng
hóa, tràng đạo cũng mất đi sự ôn nhuận cũng dẫn đến đại tiện táo kết không
thông.
- Âm hàn ngưng trệ: Cơ thể dương hư hoặc ăn nhiều đồ sống lạnh làm
tổn thương dương khí hoặc người già cơ thể suy yếu, chân dương hư tổn, tỳ thận
dương đều hư dẫn đến mất khả năng ôn ấm làm cho âm hàn kết ở bên trong, chất
cặn bã không vận hành mà tích trệ ở tràng đạo gây đại tiện bí kết.
Tóm lại, táo bón là do rối loạn nhu động đại trường nhưng có quan hệ mật
thiết với phế, tỳ, thận. Phế và đại trường có quan hệ biểu lý, nếu phế nhiệt hoặc
phế táo cũng sẽ ảnh hưởng đến đại trường, dẫn đến nhu động của đại trường bị
rối loạn mà gây táo bón. Tỳ chủ vận hóa, nếu tỳ hư cũng sẽ dẫn đến táo bón.
77