Page 70 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 70

BÀI 9: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY NHƯỢC THẦN KINH

                                              BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

                                                        (Uất chứng)

                                                      Thời gian: 01 giờ

                   Mục tiêu học tập

                      1. Trình bày được các nguyên nhân, biểu hiện thường gặp trên người bệnh

                      suy nhược thần kinh

                      2. Áp dụng kiến thức đã học để lập được kế hoạch chăm sóc cho người bệnh

                      suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền trong các tình huống giả định.

                      3. Thể hiện sự ân cần, cảm thông với người bệnh và gia đình người bệnh



                  1. ĐẠI CƯƠNG


                  1.1. Định nghĩa
                         Suy nhược thần kinh là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Ở


                  Việt Nam, bệnh chiếm 3-4% dân số, ở Tây Âu: chiếm 5-10% dân số. Bệnh xuất

                  hiện ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay, ở nam nhiều hơn nữ.

                  Thường gặp ở lứa tuổi 20-45 tuổi. Suy nhược thần kinh là một trạng thái mệt

                  mỏi dễ bị kích thích, kèm theo có lo âu và trầm cảm, chủ yếu do căng thẳng kéo

                  dài.

                  1.2. Nguyên nhân

                  * Theo YHHĐ

                         Nguyên nhân gây bệnh là do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác

                  động lên người bệnh với đặc điểm là: cường độ không mạnh lắm nhưng kéo dài

                  như:

                  - Những thất bại trong công việc và đời sống, tình yêu, vợ chồng, con cái, người

                  thân, giữa cá nhân và tập thể (Những xung đột giữa nhân cách người bệnh với

                  môi trường xung quanh).

                  - Những sang chấn trường diễn kế tiếp nhau hoặc kết hợp với nhau, thường xuất

                  hiện từ từ sau một thời gian sang chấn và nó bộc lộ rõ rệt khi gặp một nhân tố

                  thúc đẩy.
                                                                                                          70
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75