Page 65 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 65
- Tránh gió lạnh. Sinh hoạt điều độ, tránh mệt mỏi, người già nên chú ý tập
luyện tản bộ, tập thể dục, tập thái cực quyền…
- Nếu thấy các hiện tượng đau đầu, choáng váng, tê chân tay nên báo ngay cho
bác sỹ.
2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
2.1. Nhận định
2.1.1. Hỏi bệnh
- Khai thác các triệu chứng cơ năng từ người bệnh (nếu người bệnh còn tỉnh),
thân nhân của người bệnh (nếu người bệnh hôn mê): đau đầu, chóng mặt, rối
loạn vận động, rối loạn cảm giác, ý thức, tri giác, ngôn ngữ…
- Hoàn cảnh xuất hiện tai biến: sau lao động gắng sức? Sang chấn tâm lý?...
- Trình độ học vấn? Hoàn cảnh kinh tế? Mối quan hệ gia đình? Điều kiện sống
và làm việc…
- Tiền sử bệnh: huyết áp, tim mạch, tiền sử dùng thuốc và việc theo dõi, chăm
sóc bệnh (nếu có)
2.1.2. Thăm khám
- Phát hiện và đánh giá mức độ hôn mê (nếu có)
- Xác định mức độ liệt nửa thân và liệt dây thần kinh sọ kèm theo?
- Đánh giá tình trạng vận động: khả năng tự chăm sóc và hoạt động thể lực?
- Đánh giá tình trạng rối loạn cảm giác: tê bì, rối loạn cảm giác nông, sâu?
- Đánh giá tình trạng ăn uống: nuốt khó, nuốt nghẹn, rơi vãi hay sặc thức ăn
không? Thể trạng gầy hay béo?
- Đánh giá tình trạng bài tiết: bí đại tiểu tiện? Đại tiểu tiện không tự chủ?
- Phát hiện các thiếu sót về nói, nghe, nhìn, đọc, viết?
- Quan sát kiểu thở và đếm nhịp thở
- Đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim
2.1.3. Thu thập thông tin và tham khảo hồ sơ bệnh án: sổ y bạ, đơn thuốc, giấy
ra viện lần trước, giấy chuyển viện, xét nghiệm ( điện tim, siêu âm, xét nghiệm
máu…), y lệnh điều trị…
2.2. Chẩn đoán chăm sóc
65