Page 67 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 67
- Thường xuyên lăn trở tránh loét do tỳ đè
- Nếu có nôn trớ, dãi nhiều, nên nằm nghiêng đầu một bên, duy trì đường hô hấp
sạch sẽ tránh tắc thở, viêm phổi
- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn, ít nhất 4 giờ/ 1 lần
- Thực hiện y lệnh thuốc nhằm cải thiện tưới máu não
2.4.2. Cải thiện dần hoạt động thể lực và khả năng tự chăm sóc bản thân cho
người bệnh
- Hướng dẫn người chăm sóc: giúp người bệnh co gập chân tay, giơ tay vận
động. Đối với bệnh nhân không có khả năng chủ động vận động, hướng dẫn
người bệnh vận động trên giường, tự co duỗi chân tay, kéo dây thừng, sờ tai,
nắm bóp.
- Người bệnh bị tê cứng chân tay nên xoa bóp nhẹ, để duy trì hoạt động của chân
tay, đề phòng chuột rút tránh làm tổn thương cơ hoặc gãy xương.
- Khi khả năng vận động dần hồi phục, nên xuống giường vận động phục hồi,
như hít thở, vỗ tay, xoay vai, giơ chân, lắc người, bám vào giường, co gập
người, tập đi bộ.
- Khuyến khích người bệnh tự làm càng nhiều càng tốt, chỉ trợ giúp khi người
bệnh không tự làm được.
- Phối hợp xoa bóp, châm cứu và điểm huyệt, để thúc đẩy khả năng hồi phục của
chân tay. Dùng các huyệt Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Hoàn khiêu, Dương
lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Hạ quan, Giáp xa, Ủy trung, Thừa sơn, Phong
trì, Âm lăng tuyền, Tam âm giao…
2.4.3. Cải thiện và hồi phục được khả năng trao đổi thông tin cho người bệnh
- Hướng dẫn người bệnh tập nói, tập luyện phát âm hàng ngày. Châm các huyệt:
Liêm tuyền, á môn, thừa tương, đại chùy… giúp nhanh chóng phục hồi khả năng
ngôn ngữ.
- Người bị méo mồm, châm và bấm huyệt: Địa thương, hạ quan, thái xung, hợp
cốc, nội đình…
- Mắt bị lệch châm và bấm huyệt: Thái dương, dương bạch, ngư yêu, tỏan trúc,
phong trì, côn lôn, dưỡng lão…
67