Page 86 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 86
- Ngăn ngừa những xung đột cá nhân (nếu có) xảy ra trong quá trình họp.
- Gợi ý, động viên những người ít phát biểu (tạo cơ hội cho họ bày tỏ ý
kiến quan điểm của mình), hạn chế những cá nhân nói nhiều, nói dài, không
đúng trọng tâm.
- Tóm tắt những nội dung chính mà hội nghị đã thống nhất, cũng như các
ý kiến chưa thống nhất.
- Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân thực hiện.
- Đề xuất kế hoạch theo dõi, giám sát việc thực hiện công việc đã được
thông qua.
3.3. Cách ghi biên bản một cuộc họp
- Do thư ký hoặc ban thư ký đảm nhiệm.
- Biên bản cuộc họp cần được ghi ngắn gọn, chính xác và đầy đủ theo diễn
biến của cuộc họp.
- Biên bản cuộc họp có 3 phần.
+ Phần 1: Khai mạc.
Trong phần khai mạc cần ghi rõ ràng, đầy đủ một số nội dung sau:
Ngày, tháng, năm, giờ bắt đầu họp.
Thành phần: số đại biểu, số người tham dự họp, số vắng, lý do.
Chủ toạ (đoàn chủ tịch) cuộc họp.
Thư ký.
+ Phần 2: Diễn biến cuộc họp
Ghi tóm tắt các báo cáo (ghi rõ người báo cáo, tóm tắt nội dung
báo cáo), nếu có sẵn ghi có kèm theo bản báo cáo.
Những vấn đề cần thảo luận cũng như các ý kiến thảo luận, đóng
góp ý kiến (ghi rõ tên người phát biểu).
Kết quả biểu quyết thông qua các ý kiến đã được thảo luận.
Ghi các ý kiến kết luận của người chủ toạ hoặc chủ tịch đoàn.
Nghị quyết của hội nghị về các vấn đề đã được bàn luận
Ghi đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.
85