Page 46 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 46
giáo dục sức khoẻ, hoạt động nghiên cứu khoa học về điều dưỡng, tham gia vào việc
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ điều dưỡng khi có nhu cầu… Trong trường hợp này,
phạm vi, đối tượng phối hợp của điều dưỡng càng mở rộng hơn.
Người điều dưỡng luôn phải đề cao tính chủ động ngay cả trong chức năng
phụ thuộc và chức năng phối hợp của mình.
2.3. Chức năng phụ thuộc
Chức năng này đòi hỏi người điều dưỡng một ý thức kỷ luật cao và nhận thức
đúng đắn. Bởi vì nó liên quan đến sức khoẻ hiện tại, trong tương lai và thậm trí là
sinh mệnh người bệnh. Hai từ phụ thuộc được hiểu đơn giản là: việc thực hiện y lệnh
điều trị của bác sĩ và thực hiện như là thực hiện mệnh lệnh chiến đấu, nghĩa là đảm
bảo việc dùng thuốc và các can thiệp khác trên người bệnh được tiến hành một cách
nghiêm túc, chính xác, kịp thời và an toàn. Người điều dưỡng thực hiện chức năng
này với tư cách là cộng tác của thầy thuốc “coordinator”, khác với quan niệm hạn
hẹp thường cho rằng điều dưỡng là trợ tá của bác sỹ “Doctor’s helper”
Điều dưỡng có trình độ càng cao thì chức năng phụ thuộc càng giảm và chức
năng chủ động càng được phát huy.
3. Nhiệm vụ của người điều dưỡng
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ban hành ngày
10/7/2015
3.1. Điều dưỡng hạng II - Mã số: V.08.05.11
3.1.1. Nhiệm vụ
* Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:
- Thăm khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết
quả chăm sóc người bệnh;
- Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù
hợp với người bệnh;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát
hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của
người bệnh;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người
bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản,
46