Page 45 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 45
phần trong công tác chăm sóc điều dưỡng. Ngoài ra, người điều dưỡng còn có vai
trò là người lãnh đạo, người làm công tác nghiên cứu điều dưỡng, người xây dựng
chính sách.
2. Chức năng của người điều dưỡng
2.1. Chức năng chủ động
Chức năng chủ động bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm
vi thực hành được luật pháp cho phép mà người điều dưỡng đã được đào tạo và có
khả năng thực hiện một cách chủ động.
Chức năng đặc trưng này được thể hiện một cách rõ rệt thông qua việc chủ
động đáp ứng những nhu cầu của người bệnh. Các nhu cầu đó bao gồm:
- Hít thở bình thường.
- Ăn uống tiêu hoá tốt
- Bài tiết thuận lợi
- Tư thế vận động thuận tiện như mong muốn
- Ngủ và nghỉ ngơi thoải mái
- Trang phục thích hợp, được thay đổi.
- Nhiệt độ thích hợp, thân nhiệt duy trì.
- Vệ sinh cá nhân, cơ thể sạch sẽ.
- Không bị đe doạ bởi hiểm họa, rủi do
- Giao tiếp thuận lợi
- Tự do cầu nguyện theo tín ngưỡng
- Thực hiện những hoạt động hữu ích
- Tham gia các hoạt động giải trí, vui chơi.
- Học và khám phá.
2.2. Chức năng phối hợp
Trong khi thực hành chăm sóc, người điều dưỡng còn phải phối hợp với các
đồng nghiệp: Các điều dưỡng viên khác, các nữ hộ sinh, các kỹ thuật viên… để công
tác phục vụ người bệnh đạt hiệu quả cao và cũng qua đó mà chia sẻ kinh nghiệm,
cộng đồng trách nhiệm, làm tăng thêm sức mạnh, chất lượng của đội ngũ điều dưỡng
chăm sóc.
Chức năng phối hợp còn được thể hiện trong các lĩnh vực họat động khác:
Chăm sóc khách hàng tại nhà, tại cộng đồng; hoạt động tuyên truyền phòng bệnh,
45