Page 11 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 11
2.1.3 Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa
bệnh
- Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh,
trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
- Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.
- Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
2.1.4 Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
- Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết
quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.
- Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa
bệnh.
- Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của
mình trong khám bệnh, chữa bệnh.
2.1.5 Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh,
chữa bệnh
- Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn
bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích
chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
2.1.6 Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương
pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối
của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
- Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng
phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trái với quy định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản
1 Điều 66 của Luật này.
2.1.7 Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên
từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
- Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ
11