Page 10 - Giáo trình môn học Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp
P. 10
vào hoạt động theo pháp luật; Luật khám bệnh chữa bệnh được ban hành năm 2009
trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 12, thay thế cho Pháp lệnh hành nghề y, dược tư
nhân năm 2003. Luật quy định về các nguyên tắc trong hành nghề y dược tư nhân;
chính sách, trách nhiệm quản lý của nhà nước về khám chữa bệnh; quyền và nghĩa
vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh chữa bệnh và cơ sở khám bệnh
chữabệnh...
1. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và
đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8,
khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.
- Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi,
người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng,
phụ nữ có thai.
- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
- Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người bệnh
2.1 Quy định quyền của người bệnh
2.1.1 Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện
thực tế
- Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
- Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy
định chuyên môn kỹ thuật.
2.1.2 Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
- Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong
hồ sơ bệnh án.
- Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người
bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn
đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực
tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
10