Page 37 - Giáo trình môn học phục hồi chức năng
P. 37

Bài 3: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP
                                                      Thời gian: 4 giờ


                      Mục tiêu học tập:


                        1.  Trình bày mục đích của phục hồi chức năng hô hấp.

                        2.  Mô tả và thực hiện được một số kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp.

                        3.  Áp dụng kiến thức đã học, hướng dẫn thực hiện kỹ thuật phục hồi

                     chức năng hô hấp trên người bệnh giả định.

                        4. Thể hiện sự cẩn thận, kiên trì trong quá trình hướng dẫn người bệnh.




                   1. Khái quát cấu trúc và chức năng hệ hô hấp


                      Hô hấp là một từ chung dùng để chỉ sự trao đổi khí của cơ thể, có nghĩa là cung

                  cấp oxy cho tế bào và thải CO 2 của tế bào ra ngoài.


                      Quá trình hô hấp đòi hỏi sự tham gia hoạt động của lồng ngực, các cơ hô hấp,

                  phổi, màng phổi.


                  1.1. Lồng ngực


                         Lồng ngực là 1 lồng kín, đáy là cơ hoành, gồm:

                         + Bộ phận cố định: cột sống


                         + Bộ phận di động: xương sườn, xương ức


                         + Bộ phận cử động: các cơ hít vào và thở ra.


                  1.2. Các cơ hô hấp

                         Có rất nhiều cơ bám vào xương lồng ngực có thể tham gia vào quá trình hít

                  vào và thở ra. Các cơ hô hấp có thể được chia thành các cơ hô hấp chính và các

                  cơ hô hấp phụ. Các cơ hô hấp chính thực hiện quá trình thở bình thường, còn các


                  cơ hô hấp phụ chỉ tham gia vào quá trình hô hấp khi thở sâu, thở mạnh hoặc khi
                  làm việc.






                                                              35
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42