Page 70 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 70
- Khi người bệnh đi thì khởi động rất chậm, lúc đã bước đi thì đi rất nhanh như
chạy theo trọng tâm của mình, muốn ngừng cũng khó. Lời nói chậm chạp, mất âm
điệu; chữ viết ngày càng nhỉ đi, ăn chậm
* Các triệu chứng phối hợp
- Đau: có thể do cứng cơ hoặc do nguồn gốc tủy sống. Thường khó định khu, nặng
thêm khi có trầm cảm nặng và ưu thế ở bên bất động nhiều hơn.
- Rối loạn giấc ngủ: có ba dạng rối loạn xuất hiện đơn độc hay phối hợp: mất ngủ,
rối loạn hành vi ban đêm, các động tác bất thường ban đêm
- Rối loạn tiêu hóa: trào ngược thực quản-dạ dày, táo bón hoặc nôn
- Rối loạn cơ vòng bàng quang: mót đái liên tục, đái són, đái nhiều hoặc đái dầm
ban đêm.
- Rối loạn tâm thần: trầm cảm, rối loạn nhân cách, loạn thần hoặc lo âu.
3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Chẩn đoán bệnh Parkinson thường dựa vào biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh
nhân và các thăm khám thần kinh, hiện nay chưa có cận lâm sàng đặc hiệu để chẩn
đoán bệnh, các xét nghiệm cận lâm sàng chỉ được chỉ định nếu cần thiết để loại bỏ
những nguyên nhân khác.
* Xét nghiệm máu, dịch não tuỷ: thường thì bình thường theo tuổi và không phải là
chỉ định trừ khi nghi ngờ các rối loạn khác, giúp cho chẩn đoán phân biệt hội
chứng Parkinson do các nguyên nhân khác nhau.
* Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
- Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ: có thể thấy hình ảnh teo não, vôi hoá ở não,
giãn các não thất nhưng không có giá trị chẩn đoán với bệnh Parkinson. Được sử
dụng để loại trừ các nguyên nhân tổn thương não khác.
4. Điều trị
4.1. Mục tiêu điều trị bệnh Parkinson
- Làm giảm bớt tối đa các triệu chứng bệnh, trước hết là các biểu hiện lâm sàng.
64