Page 10 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 10
- 80 tuổi: đại lão
1.2. Một số qui định khác của WHO liên quan đến người cao tuổi:
- Cơ cấu “dân số vàng”: Khi tỷ số phụ thuộc chung dưới 50%, nghĩa là 1 người phụ
thuộc (nhóm dân số 0 -14 tuổi và trên 65 tuổi) được 2 người lao động (nhóm 15-
64 tuổi) nuôi.
- Cơ cấu “dân số già”: gọi là dân số già khi số người trên 60 tuổi chiếm trên 10%
dân số (hoặc trên 65 tuổi chiếm trên 7,5% dân số).
2. Già hóa dân số và những vấn đề trong chăm sóc người cao tuổi
Điều tra Dân số năm 2011 cho thấy tỷ lệ nhóm người trên 60 tuổi của nước
ta là hơn 8,6 triệu người, chiếm gần 10% dân số, trong đó nhóm tuổi trên 65 tuổi
chiếm 7% dân số. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của WHO thì Việt Nam từ 2011 đã
chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số với tuổi thọ bình quân là 73 tuổi.
Già hoá dân số diễn ra mạnh mẽ và là một thành tựu cũng là một thách thức
ảnh hưởng đến kinh tế và an sinh xã hội. Chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao
tuổi nước ta đối diện nhiều khó khăn :
- Về kinh tế - xã hội:
+ 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất, khó khăn, thiếu thốn
+ 35% cảm thấy thất vọng, cô đơn.
- Về các vấn đề sức khỏe người cao tuổi (NCT) còn nhiều hạn chế:
+ 95% NCT mắc bệnh mãn tính
+ Mỗi NCT Việt nam phải chịu dựng 14 năm bệnh tật, trung bình mỗi người
cao tuổi mang 3 bệnh.
+ Chi phí y tế cho người già cao gấp 7 - 10 lần người trẻ.
+ 30% người cao tuổi không có bảo hiểm y tế.
+ Người cao tuổi sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc.
+ Khả năng cung cấp dịch vụ y tế còn hạn chế (nhân lực, vật lực, phương
tiện y tế ...)
4