Page 127 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 127
chống cháy. Cách tường là 5cm, bảo đảm tuần hoàn thông khí, dễ vệ sinh, chống côn
trùng xâm nhập.
- Nơi lưu giữ dụng cụ tại đơn vị tiệt khuẩn trung tâm có thông khí tốt và phải
o
được giám sát nhiệt độ, độ ẩm và bụi: Nhiệt độ: 18 -22 C, Độ ẩm: 35 – 60%.
- Kiểm tra, luân chuyển thường xuyên dụng cụ để tránh hết hạn sử dụng
+ Hạn sử dụng của các dụng cụ tiệt khuẩn tùy thuộc vào phương pháp tiệt
khuẩn chất lượng giấy gói, tình trạng lưu trữ.
+ Dụng cụ đóng gói bằng giấy chuyên dụng hạn sử dụng không quá 3 tháng,
+ Dụng cụ đóng gói với bao plastic một mặt giấy kín làm bằng polyethylene
sau khi tiệt khuẩn có thể để trong vòng 6 tháng và theo khuyến cáo của nhà sản
xuất
+ Khi sử dụng nếu thấy nhãn trên các dụng cụ bị mờ, không rõ, hoặc không
còn hạn sử dụng cần phải tiệt khuẩn lại những dụng cụ đó.
2.7.5.6. Kiểm soát chất lượng
- NVYT làm việc tại khu vực khử khuẩn, tiệt khuẩn phải được huấn luyện
thường xuyên những kiến thức cơ bản về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế và có
chứng chỉ đào tạo trong lĩnh vực khử khuẩn, tiệt khuẩn từ các cơ sở huấn luyện có
tư cách pháp nhân.
- Toàn bộ hồ sơ lưu kết quả giám sát mỗi chu trình tiệt khuẩn, bộ dụng cụ phải
được lưu trữ lại tại đơn vị tiệt khuẩn trung tâm.
- Những người có trách nhiệm kiểm soát chất lượng khử khuẩn, tiệt khuẩn của
cơ cở khám chữa bệnh phải được thực hiện bởi và được đào tạo chuyên ngành.
- Thường quy mời những cơ quan có chức năng thẩm định kiểm soát chất
lượng lò hấp và các máy móc khử khuẩn, tiệt khuẩn.
2.7.6. Một số chú ý
2.7.6.1. Đối với dụng cụ tái sử dụng
- Cơ sở khám chữa bệnh phải xây dựng những quy định phù hợp về việc tái sử
dụng lại những DC sau khi đã dùng cho người bệnh theo đúng quy định về vô
khuẩn khi chăm sóc và chữa trị cho người bệnh.
- Cơ quan chức năng của ngành y tế phải xây dựng một chính sách toàn ngành
cho những DC tái sử dụng trong các cơ sở KBCB phù hợp với thực tế.
122