Page 132 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 132
- Để tránh nguy cơ bắn tóe máu dịch cần thực hiện bước ngâm khử khuẩn đồ vải
ngay trong máy giặt, hạn chế và không nên ngâm đồ vải có máu trong bể hoặc trong
chậu.
- Đồ vải dính máu dịch xử lý như nhau, không cần giặt riêng đồ vải của người
bệnh nhiễm HIV/ AIDS
2.8.5. Bảo quản đồ vải sạch
- Mỗi khoa cần có nơi để đồ vải sạch, có đầy đủ giá, tủ.
- Đồ vải mang từ nhà giặt về được sử dụng càng sớm càng tốt và được sắp xếp
gọn gàng.
- Không được lưu giữ đồ vải bẩn chung với đồ vải sạch.
- Kịp thời khâu vá đồ vải khi phát hiện đồ vải rách.
2.9. Quản lý chất thải y tế
2.9.1. Một số khái niệm chất thải y tế
- Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các cơ sở y tế. Chất thải
phát sinh trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị và trong sinh hoạt.
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy
hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải
nguy hại không lây nhiễm.
Phân định chất y tế theo thông tư 58/2015/TTLB-BYT-BTNMT
a. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc
xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền;
kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các
vật sắc nhọn khác;
Hình 7.8. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn
127