Page 125 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 125
- Tráng dụng cụ bằng nước vô khuẩn sau khi ngâm khử khuẩn, Nếu không có
0
nước vô khuẩn thì nên tráng lại bằng cồn 70 .
- Làm khô dụng cụ bằng gạc vô khuẩn hoặc hơi nóng và bảo quản trong điều
kiện vô khuẩn. Sau khi khử khuẩn mức độ cao, dụng cụ phải được bảo quản tốt và
nên được sử dụng trong thời hạn 24 giờ, nếu quá thì phải khử khuẩn lại trước khi
sử dụng.
*Khử khuẩn mức độ trung bình và thấp
- Áp dụng cho những dụng cụ tiếp xúc với da lành
- Chọn lựa hóa chất khử khuẩn mức độ trung bình và thấp tương hợp với dụng
cụ theo khuyến cáo của nhà sản xuất
- Lau khô trước khi ngâm hóa chất khử khuẩn
- Bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Ngâm ngập dụng cụ hoàn toàn vào hóa chất. Kiểm tra nồng độ hóa chất theo
khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Tráng dụng cụ bằng nước sạch sau khi ngâm khử khuẩn.
- Làm khô dụng cụ và bảo quản trong điều kiện sạch.
2.7.5.3. Phương pháp tiệt khuẩn thường được chọn lựa trong các cơ sở khám chữa
bệnh
- Sử dụng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt cho những dụng cụ chịu
được nhiệt và độ ẩm (nồi hấp, autoclave)
- Sử dụng phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp cho những dụng cụ không
chịu được nhiệt và độ ẩm (hydrogen peroxide gas plasma, EtO)
- Tiệt khuẩn bằng phương pháp ngâm peracetic acide, glutaraldehyde, có thể
dùng cho những dụng tiệt khuẩn không chịu nhiệt và phải được sử dụng ngay lập
tức, tránh làm tái nhiễm lại trong quá trình bảo quản.
o
o
- Tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô (ví dụ như 340 F (170 C) trong 60
phút) không được khuyến cáo trong tiệt khuẩn dụng cụ.
- Nơi tiệt khuẩn dụng cụ y tế và phẫu thuật bằng khí ETO phải bảo đảm thông
khí tốt. Những dụng cụ dạng ống dài khi hấp nhiệt độ thấp cần phải bảo đảm hiệu
quả và bảo đảm chất tiệt khuẩn phải tiếp xúc với bề mặt lòng ống bên trong.
*Tiệt khuẩn nhanh
120