Page 8 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 8

1.2.3. Thời kỳ phóng noãn (rụng trứng)

                         Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, nang De Graaf chín, bài tiết

                  estrogen ngày càng nhiều và đạt mức tối đa, làm cho thùy trước tuyến yên ngừng bài

                  tiết FSH, đồng thời bài tiết ra LH làm nang De Graaf vỡ ra, tiểu noãn được giải phóng
                  và đi vào ống dẫn trứng, nếu không gặp tinh trùng để thụ tinh, noãn tự tiêu hủy.

                  1.2.4. Thời kỳ hoàng thể

                         Phần còn lại ở buồng trứng sau khi phóng noãn có màu vàng nên gọi là hoàng

                  thể. Dưới tác dụng của LH hoàng thể chế tiết ra progesterol và estrogen. Tại tử cung

                  dưới tác dụng của progesterol niêm mạc tử cung dày lên, động mạch và các tuyến phát
                  triển và chế tiết, tạo điều kiện để trứng thụ tinh về làm tổ. Vì vậy niêm mạc tử cung ở

                  giai đoạn này còn gọi là niêm mạc hoài thai. Thường có hai khả năng:

                         Nếu  có  thụ  thai,  hoàng  thể  phát  triển  và  tồn  tại  2,5tháng  tiếp  tục  tiết  ra

                  progesterol giúp trứng làm tổ ở tử cung được tốt, nên được gọi là hoàng thể thai nghén.

                         Nếu không thụ thai, hoàng thể sẽ thoái hóa, nên gọi là hoàng thể kinh nguyệt.
                  Đến ngày thứ 26 của chu kỳ kinh nguyệt nồng độ progesterol và estrogen trong máu

                  giảm đột ngột, làm cho các mạch máu dưới niêm mạc tử cung xoắn lại gây chảy máu,

                  niêm mạc tử cung bị hoại tử bong ra từng mảng nhỏ chảy ra ngoài tạo nên kinh nguyệt.

                  Khi nồng độ progesterol và estrogen giảm theo cơ chế hồi tác FSH của thùy trước

                  tuyến yên được giải phóng, tác động lên buồng trứng kích thích noãn bào phát triển và
                  một chu kỳ kinh nguyệt mới lại bắt đầu.

                         Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ hoàng thể thường là cố định 14 ngày.

                  Như vậy chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn là tùy thuộc vào thời kỳ phát triển dài hay

                  ngắn.

                         Trên thực tế người ta thường chia một chu kỳ kinh nguyệt thành 2 thời kỳ (giai
                  đoạn): trước phóng noãn gọi là thời kỳ phát triển và sau phóng noãn gọi là thời kỳ chế

                  tiết. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không có phóng noãn là chu kỳ kinh nguyệt chỉ có một

                  giai đoạn.

                  1.3. Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt

                         Do nội tiết tố thay đổi liên tục trong một chu kì nên có nhiều thay đổi diễn ra
                  trong cơ thể người phụ nữ mà họ có thể cảm nhận được. Còn chúng ta có thể ứng dụng

                  các tính chất này để theo dõi, chẩn đoán và chăm sóc điều trị.

                         Một số thay đổi trong vòng kinh của phụ nữ:


                                                               7
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13