Page 29 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 29
thói quen của người dân, dịch vụ y tế, các qui định pháp luật/chính sách có liên
quan, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể….
Chính xác: thông tin y tế cần phản ánh đúng thực trạng sức khỏe của cộng
đồng. Thông tin không chính xác dẫn đến những ngộ nhận về tình hình sức khỏe
cộng đồng, từ đó có thể dẫn đến những ứng phó không phù hợp và kém hiệu quả.
Cập nhật: thông tin càng mới càng tốt. Thông tin cập nhật giúp cung cấp
bức tranh về tình hình sức khỏe cộng đồng “hiện tại” thay vì “đã từng”. Điều này
đặc biệt quan trọng trong lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những
bản kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn nếu được xây dựng trên cơ sở thông
tin/dữ quá cũ thường ít phù hợp, hiệu quả và khả thi so với những bản kế hoạch
được xây dựng theo tình hình sức khỏe thực tại.
Đặc hiệu: khi lập kế hoạch để giải quyết một vấn đề sức khỏe nào đó, cần
thu thập thông tin phản ánh đặc hiệu cho vấn đề đó. Ví dụ: Muốn lập kế hoạch
phòng bệnh uốn ván rốn sơ sinh thì cần có thông tin về tỷ lệ thai phụ được tiêm
đầy đủ các mũi phòng uốn ván hay tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế/tỷ lệ đẻ được hỗ trợ của
nhân viên y tế. Trong khi đó, thông tin về tỷ lệ tiêm chủng vaccine ở trẻ em lại
đặc hiệu hay cần thiết cho chương trình tiêm chủng mở rộng.
Được lượng hóa: các thông tin cần được trình bày dưới dạng con số cụ thể
thay vì được định tính hóa. Ví dụ, việc trình bày tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng hay
số trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ rõ ràng hơn so với việc mô tả rằng tỷ lệ/số trẻ bị suy
dinh dưỡng là cao/thấp, tốt/xấu, nhiều/ít…
Phản ánh chất lượng: thông tin không nên chỉ chú ý về số lượng mà bỏ
qua thông tin về chất lượng sẽ dẫn đến thiếu toàn diện. Ví dụ trong công tác tiêm
chủng mở rộng, ngoài tỷ lệ bao phủ hay số lượt trẻ được tiêm các loại vaccine
cần có thông tin liên quan đến số lượng/tỷ lệ trẻ được tiêm đúng kỹ thuật hay số
lượng/tỷ lệ trẻ được tiêm đầy đủ và đúng lịch các loại vaccine.
29