Page 56 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 56
+ Không tiêm quá 1 liều của cùng 1 loại vắc xin trong cùng thời gian.
- Khi tiêm nhiều vắc xin
+ Khi tiêm nhiều loại vắc xin cho một đối tượng trong cùng 1 buổi tiêm thì tiêm ở
các vị trí khác nhau, không được tiêm cùng 1 bên đùi hoặc bên tay.
+ Nếu khoảng cách giữa các mũi tiêm bị kéo dài hơn so với khoảng thời gian theo
lịch tiêm chủng thì tiêm mũi kế tiếp theo đúng khoảng cách của lịch tiêm chủng mà
không tiêm lại từ đầu.
+ Nếu mũi đầu tiên bị muộn hơn so với lịch tiêm chủng thì vẫn phải duy trì đúng
liều lượng và đảm bảo khoảng cách giữa các mũi tiêm theo lịch tiêm chủng hoặc
theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng bơm tiêm tự khóa
+ Không kéo pít tông lại phía sau để kiểm tra xem có máu không.
+ Bỏ nắp đậy kim vào hộp an toàn ngay- không đậy lại nắp kim.
6.4. Sau khi tiêm chủng
- Theo dõi tình trạng sức khỏe người được tiêm chủng tối thiểu 30 phút tại cơ sở y
tế để kịp thời xử trí nếu có phản ứng bất thường xảy ra.
- Ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng và trả lại cho cha mẹ
trẻ/người được tiêm chủng và hẹn lần tiêm chủng sau.
- Nhắc cha mẹ trẻ/người được tiêm chủng giữ phiếu/sổ tiêm chủng và luôn mang
theo khi tới cơ sở y tế.
- Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối tượng vào
sổ tiêm chủng của cơ sở y tế.
6.5. Xử lý lọ vắc xin còn lại sau tiêm chủng.
- Nếu bình tích lạnh chưa tan hết đá bên trong hoặc đá dùng để bảo quản vắc xin
chưa tan hết thì các lọ vắc xin chưa mở phải được bảo quản trong hộp riêng để
trong dây chuyền lạnh và được dùng trước trong buổi tiêm chủng lần sau.
56