Page 54 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 54
Chỗ ngồi chờ trước tiêm chủng → Bàn đón tiếp, hướng dẫn → Bàn khám sàng lọc
và tư vấn trước tiêm chủng → Bàn tiêm chủng → Bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng
→ Chỗ ngồi theo dõi sau tiêm chủng.
6.2 Các hoạt động trong buổi tiêm chủng
6.2.1 Khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng: để loại trừ các trường hợp có chống
chỉ định và để chỉ định phù hợp theo hướng dẫn sử dụng đối với từng loại vắc xin,
sinh phẩm y tế.
6.2.2 Tư vấn tiêm chủng
- Thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, phòng bệnh gì, số liều cần
tiêm.
- Lợi ích và tác dụng của việc tiêm chủng.
- Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm
+ Các phản ứng thông thường: sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm.
+ Các phản ứng nặng: sốc, một số tai biến nặng khác.
- Hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng.
+ Tiếp tục theo dõi người được tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về
các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, phản ứng tại chỗ
tiêm…. Nếu người bệnh sau tiêm chủng có biểu hiện sốt cần phải cặp nhiệt độ và
theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
+ Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
+ Đưa NGAY người được tiêm chủng đến viện nếu sau tiêm chủng có các biểu
hiện nặng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém,
bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản
ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
+ Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau tiêm chủng có thể đưa
trẻ đến gặp các bộ y tế để được khám và tư vấn.
- Hẹn ngày tiêm chủng tiếp theo.
54