Page 53 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 53
+ Nếu không có bình tích lạnh, thay bằng 1,5 kg đá đặt ở phía dưới của phích vắc
xin sau đó đặt miếng bìa lên trên đá, đặt vắc xin lên trên tấm bìa. Phải bọc đá trong
túi nilon để tránh làm ướt và hỏng nhãn vắc xin.
5.3 Giữ lạnh vắc xin trong suốt buổi tiêm chủng
- Đặt phích vắc xin ở chỗ mát.
- Đóng chặt nắp vắc xin, chỉ mở phích vắc xin khi có người đến tiêm chủng.
0
- Kiểm tra nhiệt kế đảm bảo nhiệt độ trong phích vắc xin là 2-8 C. Đọc nhiệt kế ít
nhất 2 lần vào lúc bắt đầu buổi tiêm và lúc kết thúc buổi tiêm. Ghi kết quả đó vào
sổ quản lý vắc xin.
- Các lọ vắc xin đã mở được đặt vào nắp xốp phía trên phích vắc xin, không để các
lọ vắc xin đã mở vào cốc có đá lạnh hay trên 1 bình tích lạnh.
6. Tổ chức buổi tiêm chủng
6.1 Chuẩn bị trước khi tiêm chủng
6.1.1 Lập kế hoạch buổi tiêm chủng
- Lập kế hoạch tổ chức buổi tiêm chủng.
- Phân công nhân lực: tối thiểu 2 cán bộ đã được tập huấn về tiêm chủng (1 người
khám, phân loại, chỉ định, tư vấn, phòng chống sốc, 1 người tiêm vắc xin, sinh
phẩm y tế).
- Rà soát danh sách đối tượng cần tiêm chủng từng loại vắc xin trong tháng.
- Chuẩn bị vắc xin, sinh phẩm y tế và các dụng cụ cần thiết cho buổi tiêm chủng
+ Xà phòng, nước rửa tay + Sổ tiêm chủng
+ Giấy bút + Phiếu tiêm chủng
+ Bàn, ghế + Bông, cồn 70 độ
+ Thùng đựng rác + Hộp chống sốc
+ Hộp an toàn + Cưa lọ vắc xin
6.1.2 Bố trí sắp xếp cơ sở tiêm chủng cố định: Bố trí điểm tiêm chủng theo
nguyên tắc 1 chiều theo sơ đồ sau:
53