Page 31 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 31
Ở tư thế nằm sấp chậu hông giơ cao, đầu gối gập dưới bụng. Tư thế treo
ngang bụng đầu rủ hoàn toàn. Vận động không chủ động, có tính tự phát, không
phối hợp, xuất hiện đột ngột cả 2 bên và không giống nhau. Đầu thường quay về
phía ngược chiều với phần còn lại của thân trẻ. Sang tuần 3 trẻ có thể nhìn theo vật,
nhìn ngón tay mình và vận động ngón tay.
- Trẻ có các phản xạ tự nhiên như bú, nắm tay, bắt chộp, bước đi.
- Nghe được khi có tiếng động to.
- Ngửi được mùi sữa mẹ: biết tìm vú mẹ.
- Vị giác phát triển tốt: ngọt trẻ rất thích, đắng không thích, do vậy trong trường
hợp mẹ thiếu sữa nên cho trẻ bú mẹ trước khi ăn sữa bò vì sữa bò thường ngọt hơn
sữa mẹ.
- Giao tiếp: trẻ nhăn nhó, kêu khóc khi đau, đói, khó chịu, nín khi được âu yếm, dỗ
dành.
- Các biện pháp hỗ trợ trẻ: đảm bảo môi trường quanh trẻ thoáng đãng, để các vật
mềm êm cạnh trẻ, không để trẻ một mình.
2.2. Trẻ 2-3 tháng tuổi
- Vận động thô: giữ được cổ, lẫy được.
- Vận động tinh tế: mở và nắm được tay, tự cầm nắm được đồ chơi nhưng chưa tự
điều chỉnh được, nắm được súc sắc và lắc, mút tay hoặc ngón tay.
- Ngôn ngữ: phát ra âm, cười thành tiếng
- Giao tiếp: chớp mắt, cười đáp lại, hóng chuyện, nhận ra gương mặt của mẹ bằng
cách cười, nhìn chăm chú, phát ra âm khi thấy mẹ. Lúc này có thể thu hút sự chú ý
của trẻ bằng cách đung đưa 1 quả bóng nhỏ màu đỏ ngang mắt trẻ ở khoảng cách
20cm -30 cm, trẻ có biểu hiện nhìn chăm chú.
- Các biện pháp hỗ trợ trẻ: không đặt trẻ ở một tư thế quá lâu, nói chuyện với trẻ,
cho trẻ chơi các đồ vật mềm để trẻ có thể khám phá đồ vật bằng tay và miệng. Dỗ
dành trẻ khi trẻ có biểu hiện khó chịu, không nên để trẻ khóc quá lâu.
2.3. Trẻ 4 – 5 tháng tuổi
31